Trong bài viết này Hào Phóng sẽ tổng hợp và đưa ra những câu trả lời sát sườn nhất về mọi khía cạnh về làng gốm Kim Lan xưa và nay,chẳng hạn như:Kim Lan nghĩa là gì?tên Nôm của làng Kim Lan là gì?ý nghĩa của nó!Bạch Thổ Thôn ở đâu?tên gọi này có từ khi nào?Tại sao Chợ Bát Tràng,Văn phòng xí nghiệp công tư hợp doanh Gốm Bát Tràng lại được xây dựng trên đất của Làng Kim Lan,tại sao đất Chiêm Mai của Kim Lan lại bị một số người làng Xuân Quan và Công nhân xí nghiệp Gốm Bát Tràng chiếm dụng?
Cây gạo ba xứ ở đâu?và có mấy cây tất cả?
Và vấn đề được nhiều người quan tâm 72 gò đất sét trắng nằm ở Bạch Thổ Thôn hay Bạch Thổ Phường?làng gốm cổ Bát Tràng,làng gốm cổ Kim Lan làng nào cổ hơn?
Làng gốm cổ Kim Lan có bao nhiêu ngôi chùa,ngôi đình,miếu,quán,cổng làng?
Bản đồ làng gốm Kim Lan xưa và nay
1 VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA TÊN GỌI CỦA LÀNG GỐM CỔ KIM LAN
Có lẽ rất nhiều người ở Hà Nội hay các tỉnh thành trong cả nước biết đến làng gốm Kim Lan ở đâu? Kim Lan nghĩa là gì? Ngoài Tên Kim Lan,Còn Có Tên Nào Khác Không?
Làng Kim Lan,tục gọi là làng Xươn (tên chữ Nôm),nằm ở bờ Bắc sông Nhị Hà,trước năm 1945,thuộc tổng Đông Dư,huyện Gia Lâm,phủ Thuận An,tỉnh Bắc Ninh.
Kim Lan có nghĩa là:Bông Hoa Lan Vàng,Tên gọi Kim Lan chưa biết xuất hiện từ bao giờ,nhưng trong bản thần tích vị thần làngdo Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1472 có ghi:”xã Kim Lan,huyện Gia Lâm,phủ Thuận An,đạo Kinh Bắc.
Tại sao Kim Lan lại có một tên gọi khác nữa là Kim Quan?
Vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX theo Đinh Xuân Vịnh ,tác giả sổ tay địa danh Việt Nam ,dưới triều Nguyễn do kiêng huý tên gọi chúa Nguyễn Phúc Lan,Kim Lan mới đổi gọi là Kim Quan,hay làng Xuân Lan cũng đổi thành Xuân Quan,và làng Trung Lan đổi thành Trung Quan.tên Kim Lan đổi thành Kim Quan diễn ra khoảng trước năm 1870,vì theo các chữ Hán ghi trên quả chuông tại chùa Cả đúc năm 1797 ghi:’’Kinh Bắc xứ , Thuận An phủ,Gia Lâm huyện,Kim Lan xã’’ và chiếc Khánh đồng của chùa Cả đúc năm Tân Dậu 1861 ,cũng ghi tên xã Kim Lan,đến năm Canh Ngọ
Niên hiệu Tự Đức 24 (1871) ghi là Kim Quan.
Sách tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX cho biết,vào thời cuối triều Lê đầu triều Nguyễn,Kim Lan là xã độc lập thuộc tổng Đông Dư,phủ Thuận An,Trấn Kinh Bắc(năm Minh Mệnh thứ 3-năm 1822 ,Trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh ,năm Minh Mệnh thứ 12-1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh).Năm 1948 sát nhập 3 xã Kim Quan,Bát Tràng,Giang Cao thành một xã lấy tên là Quang Minh thuộc huyện Gia Lâm,tỉnh Bắc Ninh.đến tháng 2 năm 1949 huyện Gia Lâm cắt về tỉnh Hưng Yên:đến tháng 11 năm 1949 huyện gia Lâm lại cắt trở lại về tỉnh Bắc Ninh.Năm 1958 sau khi đào sông Bắc Hưng Hải,thôn Kim quan nằm ở phía Nam,còn 2 làng Bát Tràng và Giang Cao nằm ở phía Bắc của sông.Để tiện sinh hoạt ,chính phủ đã ban hành nghị định số 301-NĐ-CQTT ,tách thôn Kim Lan từ xã Quang Minh để thành lập xã riêng ,lúc này do không còn lệ kiêng huý,Kim Lan trở lại với tên có từ xa xưa là xã Kim Lan,thuộc huyện gia lâm,tỉnh Bắc Ninh.ngày 20-04-1961 thì Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định mở rộng địa giới của thủ đô
Hà Nội lần thứ nhất Kim Lan cùng với 14 xã của huyện Gia Lâm được nhập về Hà Nội.
xe tải chở hàng chậu cây cảnh qua cổng làng gốm Cổ Kim Lan
Xã Kim Lan ngày nay
có diện tích 2,92km2 ,chạy dọc từ phía Bắc giáp sông Bắc Hưng Hải đến phía Nam là bến đò Văn Đức dài khoảng 1596m,bề ngang tại điểm phía Bắc từ đê Xuân Quan ra đến bờ sông Hồng là 348m;phía cuối làng giáp đường 179 từ Bờ Đó ra đến Sông Hồng là 684m.Phía Đông giáp xã Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) phía Tây là giáp sông Hồng bên kia sông Hồng là Thuý Lĩnh,Lĩnh Nam,Quận Hoàng Mai.
Làng Kim Lan là một làng cổ,những làng gần Kim Lan cạnh Sông Nhị Hà thường có tên kèm chữ Chậu ví dụ như:Đại Lan Châu,Tiểu Lan Chậu(Trung Quan chậu)Chử xá chậu,Xuân Lan châu ( xuân quan)
Các làng có tên Nôm như :,Kẻ Xứa,Kẻ Bưởi,Kẻ Tạnh…Làng Kim Lan cũng có tên Nôm là Kẻ Xươn,do trong các triều đại nhà Trần Lê,tên Nôm ngắn gọn được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp,chỉ có chiếu chỉ của chiều đình hay văn tự mua bán trong, dân thì người ta mới dùng tên chữ của làng.Về tên Nôm của làng Kim Lan,trước đây cũng đã có nhiều người đx tìm hiểu và giải nghĩa nhưng đến nay vẫn chưa tìm được cách giải thích thuyết phục nhất ,gần đây trong làng có cụ Nguyễn Việt Hồng ,là người am hiểu chữ Hán ,có nêu chữ Xươn là do đọc chệch chữ “xương”mà thành.Theo ông ,trên quả chuông hiện đang treo tại gác chuông chùa Cả đúc năm 1797 ,thân chuông có khác bài minh có bốn chữ:’’ khánh lưu xương ấp” xương có nghĩa là “cửa trời,cửa chính trong cung”.
Và vào thời Bắc thuộc cuối thế kỷ IX quan đô hộ nhà Đường là Cao Biền đã đi sang nước ta.một hôm ông đi qua đạo Kinh Bắc,phủ thuận an,thấy Kim Lan có phong cảnh hữu tình hình thể như Ngọc Kỷ ,bèn sai Trạc Linh và Chử Việt lập doanh trạc để ở ,cùng nhân dân canh tác làm nhiều nghề như :gốm sứ,trồng dâu chăn tằm và dệt lụa.Sau khi mất,Cao Biền được thờ ở Miếu Cả,Trạc Linh thờ ở Miếu thượng,Chử Việt thờ ở miếu Triền.
Thêm một sự trùng lặp lý thú,cũng vào khoảng thời gian đó,tại Bãi Hàm Rồng,các nhà khảo cổ học,và cụ Hồng đã tìm thấy ghạch Giang Tây Quân,như vậy quan đội Cao Biền,đã rất có thể đã lấy đây làm nơi sản xuất loại ghạch này để xây thành Đại La.Qua các phát hiện trên khiến chúng ta nghĩ rằng nghề gốm ở Kim Lan có từ rất sớm ,và vào thế kỷ thứ XIV Kim Lan đã có những lò gốm cao cấp,sản phẩm xuất ra nước ngoài,các sản phẩm gốm còn được cung tiến cho Vua dùng,trong giai đoạn này Kim Lan cũng được mệnh danh là “Kinh Đô gia dụng của Kinh Thành Thăng Long”
Bản đồ xã Kim Lan năm 1941
2 BẠCH THỔ THÔN Ở ĐÂU? BẠCH THỔ PHƯỜNG Ở ĐÂU?
Theo bản Thần tích phò mã Đại Vương hay còn gọi là sự tích thôn Kim Quan Sở được lưu giữ tại đình thôn Kim Quan Sở,xã Việt Hưng,Huyện Gia Lâm,(nay là phường Việt Hưng,long Biên).
Đất bản sở xưa là đồn điền sở (thời Lê) thời đó dân ở thôn Bạch Thổ nơi bến thuyền xã Kim Quan.(Kim Quan là tên cũ của xã Kim Lan,nên bia ở đây cũng ghi là Kim Quan).
Năm 1498-1505 đời vua Lê Hiến tông,Thôn Bạch Thổ xã Kim Quan(Kim Lan) nằm gần sông Nhị Hà nên bị lũ lụt và sạt lở,dân lâm vào cảnh túng thiếu,Phò Mã Lê Đạt Chiêu ,tước Lâm Hoàng Bá được Triều đình cử trông nom đồn điền đã tâu với vua cha cho xin chuyển 2 dòng họ Đinh và Nguyễn của làng đến vùng đất mới trong đê ,thành lập Kim Quan Sở (nay là thôn Kim Quan,phường Việt Hưng,quận Long biên) .Về sau tại đây,dân cư đông đúc dần ,triều đình cho di một phần cư dân sang bên kia sông Đuống lập làng Kim Quan Đông,nay thuộc xã Yên Viên,huyện Gia Lâm.Do vậy Thôn Bạch Thổ hay Bạch Thổ Thôn là một thôn thuộc xã Kim Quan tức Kim Lan bây giờ.
Khu vực Bạch Thổ Thôn chuyên cung cấp nguồn đất sét trắng cho làng gốm cổ Kim Lan.
Bên cạnh đất sét trắng,làng gốm cổ Kim Lan còn có mỏ đất sét xanh,đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất đồ sành .Độ chịu nhiệt khá.Những năm 80 của thế kỷ XX nhân dân Kim Lan đã khai thác đất này để làm ghạch chịu lửa xây ruột lò.Loại đất này có nhiều ở cửa sông Hưng Thái Ninh,cách bến đò Kim Lan khoảng hơn 100m mấy năm gần đây các nhà lò ở Kim Lan vẫn sử dụng đất sét xanh này để làm ruột lò,làm ghạch chịu lửa hay để nắm than,nhưng phải mua ở nơi khác.
Còn Bạch Thổ Phường là tên gọi đầu tiên của làng gốm cổ Bát Tràng,như một số trang website bên làng Bát Tràng có viết thì,5 họ Trần Vương Lê Nguyễn Phạm của 2 làng Bạch Xuyên và Bồ Bát của Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình,đã theo vua Lý Thái Tổ rời Hoa Lư năm 1010 ra Thăng long tìm đất lập nghiệp,và họ đã đến Bạch Thổ Phương nơi có nguồn đất sét trắng rồi dào để sản xuất đồ gốm.Nhu vậy làng gốm Bát Tràng có tuổi đời hơn 1000 năm tuổi.
Trong khi đó làng gốm cổ Kim Lan đã được Cao Vương và 2 bề tôi Chử Việt Và Trạc Ninh dạy làm gốm khoảng giữa thế kỷ thứ IX.
Khoảng cách từ làng gốm Kim Lan tới Làng Gốm Bát Tràng chỉ cách nhau dòng sông Bắc Hưng Hải,chiều dài giữa 2 làng cũng chỉ khoảng hơn 2km mà thôi,vì vậy cũng có thể 72 gò đất sét trắng có thể trải dài dọc sông Nhị Hà theo phương Bắc Nam.
Vì theo dòng lịch sử,ở dưới lòng đất các nhà khảo cổ học của bảo tàng lịch sử,viện khảo cổ học,Tiến sỹ Nishimura, công nhân đào sông Bắc Hưng Hải và nhân dân 2 làng Kim Lan và Bát Tràng cũng đã nhặt được rất nhiều cổ vật do đất làng sạt lở xuống sông Hồng(sông Nhị Hà).Và 2 làng đều có tên địa điểm làng xóm gắn liền với nguồn nguyên liệu để sản xuất gốm sứ:Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường,còn Làng gốm cổ Kim Lan có 1 thôn là Bạch Thổ Thôn.
3 ĐẤT ĐAI
Trong phần này ad sẽ cùng các bạn tìm hiểu tại sao chợ Bát Tràng,Văn phòng xí nghiệp công tư hợp doanh Gốm Bát Tràng lại được xây dựng trên đất của Làng Kim Lan,tại sao đất Chiêm Mai của Kim Lan lại bị một số người làng Xuân Quan và Công nhân xí nghiệp Gốm Bát Tràng chiếm dụng?tại sao ‘’Cống Xuân quan”bắc qua đê trên đất của Kim Lan lại đặt tên theo tên xã của Xuân Quan (Xuân Lũng - Xuân Lan – Xuân Quan ).
Trước năm 1945 đất Kim Lan có tư điền và công điền.Tư điền là đất riêng của các chủ đất,có quyền chuyển nhượng ,cầm cố thế chấp và được nhà nước bảo hộ.Trước đây một số người Kim Lan ,vì hoàn cảnh vì thua bạc ,nợ nần vì khao vọng nặng nề hay buôn bán thua lỗ,thường phải bán đất tư điền cho người các làng bên như Xuân Quan,Bát Tràng,Giang Cao .Người ở các làng này đến làm ruộng ở Kim Lan thì gọi là đất phụ canh hay xâm canh.Các đóng góp để bảo về thường cao gấp 2 lần người làng.Còn đất công được hội đồng tộc biểu quản lý,theo quy định ,đem chia cho các xuất đinh .
Vào đầu thế kỷ XX làng Kim Lan có khoảng 900 mẫu đất ruộng,có đất ngoài bãi và trong đồng.đất trong đồng nằm ở phía Bắc của làng đến gần Quán Đỏ làng Khoan Tế ,nay thuộc xã Đa Tốn.Theo bản đồ địa chính năm 1941 đất tư của làng còn hơn chục mẫu trong đồng và 276m đê(khu vực cống Xuân Quan bây giờ)Trên mặt đê có một quán Quan Cư dành cho người canh nước sông lên:bên cạnh có quán nước bà Khói.Phía ngoài đê là cánh đồng Chiêm Mai Thượng và Chiêm Mai Hạ.Tại đất Chiêm Mai giáp với Giang Cao có một khu ruộng công gọi là có Đất Lão .Tiếp đó chaỵ từ phía Bắc chạy về phía Nam có các xứ đồng :Lò Kèo,Đường Tây,Quán Diệc,Chũng Thưng ,gò con Ếch,Sau Hàng,Hàng Nhạn,Bờ Vàng,Chũng Tàu,Cánh Buồm,Cống Cái và Cống Cả….
Đất ruộng của dân Kim Lan ở phía Bắc làng có một ngòi nước ,tên là Long Nhỡn có cống Kim quy ,Long Nhỡn chạy từ bờ sông vòng vào phía Đông Bắc đất làng Bát Tràng rồi lên Giang Cao .Tại đất giáp Giang Cao (cách cống Xuân Quan độ 300m )trồng một cây gạo làm mốc gọi là Cây Gạo Ba Xứ (xứ Giang Cao,Bát Tràng và Kim Quan | Kim Lan ).
Đất ruộng phía Đông Nam của làng Kim Lan giáp với đất ruộng làng Trung Quan(Tiểu Lan Châu hay Trung Lan Chậu) xã Văn Đức,huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.Để phân ranh giới,người Kim Lan trồng một luỹ tre chạy từ Bãi Tước lên Bãi Trên .Sau phá tre trồng một hàng cây Gạo,đến năm 1955 chỉ còn sót 1 cây,Cây gạo này cũng được dận gọi là :Cây Gạo Ba Xứ.(xứ Xuân Quan,Trung Quan,và Kim Lan).
Trong những năm từ 1955 đến 1958 có 2 sự kiện lớn đó là:
Đầu tiên là năm 1955,thực hiện việc “dẫn thuỷ nhập điền” người Kim Lan đã dành một phần ruộng ở phía Bắc Làng để nhà nước đào sông Hưng - Thái - Ninh cung cấp nước cho 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình ,Việc xây Cống qua đê và đào sông hoàn thành năm 1956,nhưng do khảo sát không kỹ sông đào vào chỗ đất nhiều cát,cát lở 2 bên bờ ,việc khơi lại dòng sông gặp nhiều khó khăn ,nên việc dẫn nước sông và đồng đã không đạt được như mong muốn.sông dẫn nước bị bồi dắp dần nay chỉ còn cái hồ nhỏ.(gọi là hồ Thái Ninh trên google ghi là :Hồ Kim Lan) .
Đến năm 1958 khởi công công trình đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải.Đất đào sông và phần cống nằm hoàn toàn trên đất Kim Lan ,khi ấy Kim Lan thuộc xã Quang Minh ,huyện Gia Lâm,tỉnh Bắc Ninh,Vậy tại sao cống trên đề lại được đặt tên là Cống Xuân Quan? Vì để chủ động việc bơm nước khi công trình hoàn thành ,cống chạy qua đê thuộc đất Kim Lan lại được đặt tên là Xuân Quan .Ty thuỷ lợi Hưng Yên quản lý việc bơm nước vào đồng .
Như vậy từ khi có sông Bắc – Hưng – Hải đất Chiêm Mai và Đất Lão của Kim Lan nằm ở phía Bắc của sông.Theo địa bạ đời vua Gia Long (1802-1820) trong các chủ đất ở Chiêm Mai có tên ông Đỗ danh Lam và Đỗ Bá Uyên là 2 trong 48 vị Tiên Hiền có trong bản văn tế của làng.Tên của 2 ông còn được khác trên quả chuông chùa Cả đúc năm 1797.Năm 1960 các chủ đất góp ruộng vào hợp tác xã nông nghiệp ,hằng ngày các xã viên đi làm đồng do đường xa nên 9 giờ xã viên mới tới ruộng ,làm lụng chả được mấy đã phải về:còn nếu đi thuyền giòng trâu lội qua sông ,đường gần hơn rất nhiều thế nhưng nguy hiểm lại luôn rình rập.Một lần có 1 công nhân xí nghiệp gốm Bát Tràng ,đêm lội qua sông về nhà ở Kim Lan bị chết đuối ,trong dân nảy sự ngần ngại không muốn sang Chiêm Mai làm trồng cấy nữa,từ đó đất Chiêm Mai hoang hoá dần.
Năm. 1961 xí ngiệp công tư hợp doanh gốm Bát Tràng xây dựng khu văn phòng,Kim Lan đã nhường cho xí nghiệp 6 mẫu đất Chiêm Mai .Đổi laị xí nghiệp cấp một số ghạch để hợp tác xã Thống Nhất xây trụ sở và một số người dân Kim Lan vào làm việc tại xí nghiệp.
Năm 1963 một phần đất Chiêm Mai được huyện Gia Lâm sử dụng làm Trường bắn đạn thật.đến khi trường bắn chuyển đi nơi khác ngừời Xuân Quan và một số người là công nhân xí nghiệp Gốm Bát Tràng thấy đất bỏ hoang ,bèn đến trồng rau,cấy lúa cải thiện Đất công vô chủ thành đất riêng .
Sau đó người Xuân Quan bán đất đó cho Bát Tràng.Khu chợ gốm Bát Tràng hiện nay nằm trên đất Chiêm Mai.
Uỷ ban nhân dân xã Kim Lan
4 THÔN XÓM
Từ năm 2000 xã Kim Lan được phân thành 8 thôn:
Thôn 1,từ đê bên dưới sông Hưng – Thái – Ninh đến sông Bắc – Hưng – Hải gồm xóm Đại Bàng cũ và dân chạy lở năm 1971.
Thôn 2 gồm xóm Chùa và một phần xóm Hậu.
Thôn 3 phần còn lại của xóm Hậu cũ chạy về phía dưới đồng và những người được cắm đất giãn dân.
Thôn 4 gồm xóm Gồ Đình ,xóm Lẽo,và một phần đầu của xóm cái Ngang(xóm Lựa).
Thôn 5 phần còn lại của xóm cái Ngang và xóm Đìa .
Thôn 6 xóm Bệ và xóm Triền.
Thôn 7 xóm Bến.
Thôn 8 từ Mả Cuối đến xóm Chợ.
5 DÂN SỐ
Dân số của làng Kim Lan tính đến 19-8-2010 là 5881 người gồm 1651 hộ trong đó có 2806 nam và 3075 nữ.Số hộ công giáo là 118 hộ,số dân công giáo là 441 người.số người cao tuổi tên 80 tuổi là 125 cụ,Ruộng có 290,3 ha.
6 CÁC QUÁN
6.1 Quán Hội Đồng
nằm ở cạnh chùa bây giờ là nơi làm việc của Chánh và Phó hương hội .
6.2 Quán Quan Cư
Có nơi gọi là Điếm,nằm ngay trên khu vực cống Bắc – Hưng – Hải bây giờ.
Quán xây tường lợp ngói,làm nơi canh nước lụt,hằng năm cữ tháng 4-5-6 âm lịch,các xuất đinh từ 18 tuổi trở lên phải ra quán ngày đêm túc trực hộ đê.
6.3 Quán Diệc
Nằm ở giữa đồng giáp ruộng làng Xuân Quan .quán dựng bằng tre lá để cho tuần điền đi tuần đêm đến làng Giang Cao rồi về nghỉ.
6.4 quán Tuần Đồng dựng ở đầu làng .
6.5 Quán Tuần Bãi dựng ở cuối làng .
Quán tuần bãi được dựng ở cuối làng (khu vực trạm y tế xã bây giờ)
7 CỔNG CẢ ( CỔNG LÀNG )
Trên dường chính lên Bát Tràng qua xóm chùa ở đầu làng ,gần với bờ sông là cổng Cái.
Cổng dựng tại đường đầu làng .Hằng năm ,vào 3 tháng củ mật giáp Tết ,làng dựng một cái cổng bằng tre .2 bên có cổng phụ cũng làm bằng tre ,ban ngày thì chống lên để người gánh ngô qua được ,ban đêm lại sập xuống .
Giếng Đình - Hồ sen trước cửa Đình và Chùa Cả
8 GIẾNG
8.1 Giếng Đình
Giếng Đình hình chữ nhật ở trước cửa Đình ,cửa Chùa ,xung quanh là bờ đất miệng cao 1m ,giữa Giếng thả hoa sen .Giếng là nguồn nước ăn của các xóm quanh Đình .Vào ngày hội làng tại giếng có tổ chức bơi thuyền thúng ,gần đây khi tôn tạo Đình thì giếng Đình cũng được kè đá ,so với ban đầu giếng nhỏ hơn 1m,vì mở rộng đường trước cửa Đình.
8.2 Giếng Thạch Đài.
Giếng nằm cở cuối làng giáp đỗi Bờ Giếng và Xóm Chợ.Giếng đất hình tròn,bờ giếng xây ghạch ,đường kính độ 50m,bên cạnh có 1 cây đa cổ thụ,xoè tán rộng nên dân còn gọi là Giếng Cây Đa Tán.
Bên cạnh giếng có 1 miếu nhỏ thờ Mẫu Thuỷ.
8.3 Giếng Lựa
Năm 1955 mấy tháng liền trời không mưa ,dân đào giếng lấy nước để chống hạn ở Chũng Tàu,Cống Cái,và ở xóm Lựa.sau do không dùng đến các giếng bị phù sa bồi lấp dần,nay chỉ còn giếng Xóm Lựa dùng để ăn.Trước khi có giếng này ,người xóm Lựa phải đến xin nước giếng của Làng Xuân Quan.
Chùa Cả - Chùa Kim Lan - Làng gốm cổ Kim Lan
9 CÁC ĐIỂM TÂM LINH:
Làng gốm Kim Lan có 1 Đình,4 Miếu,4 Chùa,1 Cầu Vật,5 quán,1 Văn Chỉ,1 Nhà thờ Thiên Chúa Giáo.
9.1 Đình Làng
Xem chi tiết tại đây:
9.2 Miếu Làng Kim Lan
9.2.1 Miếu Cả
9.2.2 Miếu Thượng
9.2.3 Miếu Triền
9.2.4 Miếu Bản
9.3 Chùa Làng Kim Lan
Có 1 chùa ở giữa làng là chùa Cả,lớn nhất ,xung quanh làng còn có 3 ngôi chùa giữ giới : chùa Âm Hồn ở phía Bắc,giáp với Bát Tràng,Chùa Lựa ở phía Đông giáp với làng Xuân Quan,Chùa Tân ở phía Nam,giáp với làng Trung quan(Văn Đức).
9.3.1 Chùa Cả
Xem chi tiết tại :
9.3.2 Chùa Âm Hồn
9.3.3 Chùa Lựa
9.3.4 Chùa Tân
9.4 Cầu Vật
ở xóm chùa ,hướng Nam,kiến trúc chữ nhị là trung tâm dân cư,là nơi diễn ra các trò chơi trong lễ hội sau các chầu tế ở Đình.Cầu Vật bị dỡ bỏ năm 1962,sau đó xây nhà trẻ của xã,hiện tại năm 2021 ,là Trụ sở Công An xã Kim Lan.
Nhà thờ thiên Chúa Kim Lan
Ngoài các công trình kiến trúc,tôn giáo của bên Lương ,làng Kim Lan có nhà thờ của bên Đạo,Đạo thiên chúa nhu nhập vào Kim Lan vào khoảng đầu thế kỷ XX ,nhà thờ được xây dựng năm 1931 với số hộ và nhân khẩu chiếm khoảng 10% của xã.sau nhiều lần trùng tu và xây dựng lại,nhà thờ là công trình có kiến trúc đẹp,hàng ngày có giáo dân đến cầu nguyện và nhiều người dân và nhiếp ảnh gia đến xin chụp ảnh,điển hình là anh nguyễn Ngọc Phóng chủ page Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội hiiiiiiii.
Hàng năm làng Kim Lan mở hội từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng (Hội Xuân) ,từ mùng 7 các Lềnh Cả đã phân công ,công việc theo lịch trình như sau:
Ngày mùng 7 :Bắt Giai ( cắt cử trai đinh vào các vai trong hội)
Ngày mùng 8 : tế lập ( tập tế trước khi tế chính )
Ngày mùng 9 : tắm giặt ( tất cả những người được phân công ,công việc trong hội phải tắm giặt cho “thanh tịnh” trước khi vào hầu Thánh .)
Ngày mùng 10 ; rước văn .Các giáp rước Thánh
ở miếu Cả ,miếu Thượng,miếu Triền,miếu Bản về Đình,tế xong lại rước các vị xuống Cầu(trung tâm lễ hội ) để các vị trứng kiến cuộc vui của làng .
Trong hội xuân có nhiều trò chơi :”4 ngày hội vật , 5 đêm hội chèo “ mở đầu hội vật ,dân làng mời 2 cụ đẹp lão,song toàn,con cháu đề huề tham gia mở đầu hội (gọi là thụ nhỡn ) . Những ngày mở hội nhân dân các nơi trong vùng đến tranh giải vật ,chọi gà ,ca hát….Có câu ca:
“ Đồn rằng hội Gióng vui thay
Vui thì vui thật không tày hội Xươn”
Hết hội các giáp lại rước các Thánh hoàn cung về các miếu.
HỘI CẦU MÁT
Được tổ chức từ ngày 9-10. Tháng 4 hàng năm .Sáng mùng 9 tại đình có rước nước ,voi ngựa hình nhân thế mạng ,sau khi tế hình nhân đồ vàng mã được mang ra sông hoá xong với mong ước mưa thuận gió hoà,luá ngô tốt tươi ,nhà nhà no đủ yên vui.chiều mùng 9 ,các giáp rước lợn sống (Ông ỉn ) ra Đình thi ,Giáp nào có lợn to nhất đẹp nhất,sẽ được thưởng 3 quả cau và mấy vuông lụa đỏ.
Sáng mùng 10 người đăng cai mang lợn ra Đình tế (lợn để nguyên con,phải đầy đủ các bộ phận ).Sau khi tế xong ,các Giáp mang lợn về nhà người đăng cai chia theo xuất đinh của từng giáp (hàng các cụ được ưu tiên những miếng ngon)
Đây là 1 hình thức khuyến khích sản xuất chăn nuôi ,nhưng là một công việc khá là vất vả ,phải bỏ nhiều công sức nên nhiều người khi đến lượt đăng cai đã bỏ nhiều tiền ra mua để không phải nuôi lợn.
Ngoài ra ,hàng năm dân trong làng tổ chức tế lễ,cúng tổ nghề trồng dâu nuôi tằm vào ngày 10-15 tháng giêng tại Đình và Cầu Làng.
Cụ Nguyễn Việt Hồng và các cháu bé trong làng gốm Kim Lan
11 KHOA CỬ
11.1 Nguyễn Thạch Việt
là người khai đại khoa đầu tiên ở Kim Lan,ông đỗ kỳ thi Tam Giáo thời Lý (tương đương Tiến sỹ sau này) .
11.2 Vũ Lãm
Nguyên quán là người làng Tiên Kiều ,xã Bảo Khê ,Huyện Kim Động,tỉnh Hưng Yên,nay là thôn Tiên Kiều,xã Bảo Khê,huyện Kim Động,Hưng Yên;trú quán xã Kim Lan huyện Gia Lâm,đỗ đệ nhị giáp Tiến Sĩ xuất thân (Hoàng giáp) năm 1442.đời lê Thái Tông.Làm quan tới chức Ngự Tiền Học Sinh.Hàn lâm viện trực học sĩ.Tác phẩm còn 5 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt Thi lục.
11.3 Đinh Nguyên Hanh
( mộ phần của ngài hiện còn ở Thôn Kim Quan Sở và Kim Quan Đông)
33 tuổi đỗ đệ giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh thịnh 11 (1715) đời vua Lê Dụ Tông,làm quan đến chức Binh bộ tả thị lang ,tước lan đình hầu về trí sĩ.Sau khi mất được tặng chức Thượng thư.
Trong văn tế của làng Kim Lan còn ghi danh tính của 48 vị Tiên Hiền là Giám Sinh,Hương Cống ,sinh Đồ….
Cụ Nguyễn Văn Nhung và Admin trong buổi ghi hình của Đài truyền hình VTV năm 2020
Ad Hào Phóng xin chân thành cảm ơn ace cô dì chú bác đã bớt chút thời gian để tìm hiểu thêm về làng gốm cổ Kim Lan,Ad hy vọng sẽ góp một chút gì đó gợi nhớ lại những sự kiện trong làng mình xưa và nay,những địa điểm đã in hằn trong tâm trí của những con người Kim Lan,ad mong rằng sau khi đọc bài viết này và những bài viết sau nữa trên Blog này sẽ giúp các bạn trẻ thêm hiểu biết,thêm yêu mảnh đất Kim Lan – Kim Quan-Kẻ Xươn này,mặc dù ad không phải người con gốc quê hương Kim Lan,nhưng khi đã có duyên với Kim Lan,với các cụ trong nhóm :”tìm về cội nguồn của làng” như cụ Nguyễn Việt Hồng,cụ Nhung,qua các cụ,tôi thêm yêu làng gốm cổ Kim Lan hơn,tôi hy vọng các thế hệ sau này như các con của tôi khi theo nghề gốm,khi đọc những dòng chữ này sẽ lấy làm tự hào khi có một Quê Hương có lịch sử ngàn năm văn vật,có văn hoá,có mảnh đật trù phú như hình dáng chiếc ghế ngọc(ngọc kỷ) có nghề làm gốm,gốm tổ của kinh thành Thăng Long,có những nghệ nhân hàng ngày hằng đêm sáng tạo,làm da những sản phẩm gốm đi phục vụ những khách hàng toàn đất nước,không chỉ bán cho thị trường trong nước,trong những thế kỷ 14-15 làng tôi đã xuất khẩu sang nước ngoài như indo,malai,nhật bản ,Hàn Quốc…
Tôi muốn dùng những câu từ của Bác Nishimura – nhà khảo cổ người Nhật,người con của làng gốm Kim Lan để thay lời kết cho bài viết này;
PGS-Tiến Sĩ Ni-Shi-Mu-Ra nói: “ Làng gốm Kim Lan có tuổi đời hơn 1000-2000 năm ,ở quanh làng gốm có một số lò gốm hoạt động và phát triển rực rỡ vào đời Trần (thế kỷ 14) .
Cùng với gốm sứ cao cấp của người Việt Nam tại đây còn có gốm sứ Long Tuyền ,Việt Châu của Trung Quốc .Điều đó khẳng định các lò gốm ở khu vực này có sự giao lưu mạnh mẽ với các khu vực trong nước và cả xuất ra nước ngoài.”
コメント