Hoa ngũ sắc là một kỷ niệm khó quên trong tuổi thơ 9x. Những nụ hoa nhỏ xinh thường được kết làm vòng tay, vòng hoa đội đầu. Tuy là loài hoa có vẻ đẹp mộc mạc bình dị nhưng cây hoa ngũ sắc lại ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc, ý nghĩa phong thủy, công dụng, cách trồng, chăm sóc và những mẫu chậu trồng hoa ngũ sắc đẹp nhất 2023.
1. Đặc điểm của hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc có tên khoa học là Lantana camara thuộc họ Verbenaceae. Đặc điểm của loại hoa này có cành mềm, non dai, hoa mọc thành từng chùm với màu sắc rực rỡ nổi bật. Lá hình trái xoan, dày và màu xanh nhạt. Cây thân gỗ nhỏ cao từ 0.5 - 1m.
Hoa ngũ sắc nở quanh năm nhưng tập trung chủ yếu nở trong khoảng thời gian mùa hè, mùa thu từ tháng 4 cho đến tháng 9.
2. Có nên trồng hoa ngũ sắc trong nhà?
Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi có ý định trồng hoa ngũ sắc trong nhà. Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa và công dụng của hoa ngũ sắc.
2.1. Ý nghĩa phong thủy của hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc được nhiều người ưa chuộng nhờ màu sắc đẹp mắt, rực rỡ khiến không gian sống bừng sức sống.
Không chỉ tô điểm đẹp cho không gian, hoa ngũ sắc còn mang ý nghĩa cho sự dung hòa, điều hòa vượng khí hay cân bằng âm dương trong phong thủy.
Bên cạnh đó, loài hoa này còn có sức sống mãnh liệt, chịu được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do đó, nhiều người thường trồng nó với mong muốn tượng trưng cho việc dù có khó khăn, vất vả đến mấy thì con người cũng có thể vượt qua, chỉ cần cố gắng kiên trì vươn tới thành công.
2.2. Công dụng hoa ngũ sắc
Các bộ phận của cây hoa ngũ sắc còn đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như tiêu viêm, giảm sưng, cầm máu, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp hiệu quả.
Từ những ý nghĩa và công dụng trên, bạn hoàn toàn có thể trồng cây hoa ngũ sắc trong nhà để mang lại nhiều may mắn, sức khỏe tốt cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
2.3. Vị trí trồng cây hoa ngũ sắc
Bạn có thể trồng cây ngũ sắc tại các vị trí như cửa sổ, ban công, sân thượng hoặc hiên nhà,.... những vị trí có nơi nhiều ánh sáng tốt cho sự phát triển của cây.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý trồng hoặc đặt chậu cây tại những nơi tránh xa tầm tay trẻ em. Vì trong cây ngũ sắc có chứa Lantanin alkaloid nguy hiểm gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, rối loạn tuần hoàn máu,...
3. Những mẫu chậu trồng hoa ngũ sắc đẹp nhất 2023
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số gợi ý về những mẫu chậu cảnh trồng hoa ngũ sắc đẹp nhất 2023.
3.1. Chậu xi măng
Chậu xi măng sở hữu họa tiết đa dạng, kiểu dáng đẹp mắt không chỉ giúp tôn lên vẻ đẹp không gian sống mà còn có nhiều ưu điểm nổi bật như bền bỉ thời gian, dễ dàng làm sạch và mức giá thành hợp lý.
Bạn có thể tham khảo các mẫu chậu cây cảnh xi măng tại Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội. Những mẫu chậu chúng tôi cung cấp đều có chất lượng cao cấp rất phù hợp với nhiều công trình kiến trúc như nhà ở, đền chùa, biệt thự,....
3.2. Chậu sứ trồng hoa ngũ sắc
So với chậu cây cảnh sành hoặc xi măng thì chậu sứ có trọng lượng nhẹ nhàng hơn giúp bạn dễ dàng bưng bê, khuân vác. Chưa kể, dạng chậu này còn có nhiều màu sắc phong thủy hợp mệnh với gia chủ.
Chậu sứ trồng hoa ngũ sắc sẽ tăng khả năng thoát nước tốt cho cây, giúp rễ phát triển toàn diện, tránh tình trạng cây bị úng nước.
Tham khảo ngay các mẫu chậu sứ đẹp tại Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội: https://www.gomsukimlanhanoi.com/chau-su-trong-cay
3.3. Chậu cây hoa ngũ sắc bằng gốm đất nung
Hiện nay trên thị trường chậu gốm đất nung được trang trí với nhiều họa tiết đa dạng, bắt mắt. Bên cạnh đó giá thành của chậu này cũng khá mềm, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
4. Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc khá đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây.
4.1. Cách trồng cây hoa ngũ sắc
Trước khi trồng, bạn cần chuẩn bị đất có độ tơi xốp cao, hạn chế tình trạng úng nước và phân hữu cơ, chậu trồng cây cảnh.
Để trồng cây hoa ngũ sắc, bạn lấy một phần cành từ thân cây mẹ dài khoảng 10 - 15 cm, đảm bảo không sâu bệnh. Sau đó, bạn cắt chéo cành để cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và cắm vào trong chậu đất. Tiến hành chăm sóc, bón phân cho cây cho đến khi trưởng thành.
4.2. Cách chăm sóc cây
Tưới nước: Khi cây ở giai đoạn còn non, bạn nên tưới cho cây 1 - 2 lần/ ngày. Thời gian tưới tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với cây trưởng thành thì bạn chỉ cần tưới từ 2 - 3 lần/ tuần, tránh tưới nhiều dễ gây chết cây, úng rễ.
Ánh sáng: Hoa ngũ sắc là loài cây ưa sáng và chịu nhiệt tốt nên bạn đặt cây ở những nơi nhiều ánh sáng như sân thượng, ban công, cửa sổ,...
Bón phân: Để cây nhanh phát triển nở nhiều hoa, bạn có thể chọn bón phân thúc cho cây mỗi lần/ tháng.
5. Lời kết
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã biết được ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc cũng như những mẫu chậu trồng cây hoa ngũ sắc đẹp nhất. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã biết cách trồng và chăm sóc những chậu hoa ngũ sắc luôn tươi tốt, nở hoa quanh năm.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu chậu trồng cây đẹp, giá tốt thì đừng quên ghé Gốm Sứ Kim Lan Hà Nội nhé! Bạn có thể ghé xưởng chọn trực tiếp hoặc đặt hàng online. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn tận tình.
Comments