DMCA.com Protection Status
top of page

Đền Xưa | Thân thế Và Sự Nghiệp Đại Danh Y Thiền Sứ Tuệ Tĩnh

Ảnh của tác giả: Nguyễn Ngọc PhóngNguyễn Ngọc Phóng

Cổng Vào Đền Xưa (Tuệ Tĩnh)
Cổng Vào Đền Xưa (Tuệ Tĩnh)

Cụ Tuệ Tĩnh, hay còn gọi là Đại danh Y Thiền sư, là một nhà y học vĩ đại của Việt Nam thời nhà Trần, người có công lớn trong việc nghiên cứu và phát triển y học dân gian. Sinh ra tại làng Nghĩa Phú, tỉnh Hải Dương, ông đã tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc áp dụng và phổ biến thuốc Nam Việt trong điều trị bệnh tật. Đền Xưa, ngôi đền được xây dựng để tôn vinh công lao và di sản của Cụ Tuệ Tĩnh, không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là biểu tượng của lòng kính trọng và tôn vinh đối với những người đã góp phần vào sự phát triển của y học và văn hóa dân tộc. Đến với Đền Xưa, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo mà còn cảm nhận được tinh thần văn hóa và truyền thống y học lâu đời của dân tộc Việt Nam.

1 Thân thế Và Sự Nghiệp Đại Danh Y Thiền Sứ Tuệ Tĩnh


Cổng Làng Xưa (Nghĩa Phú )
Cổng Làng Xưa (Nghĩa Phú )

Đại Y Thiền sư Tuệ Tĩnh có tên Nguyễn Bá Tĩnh là ông tổ thuốc Nam, chính quê làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tinh Hải Dương.


Cụ sinh trưởng vào thời nhà Trần, nửa đầu thế kỷ XIV. Cụ là người đầu tiên nêu ra phương châm: "Lấy thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt" thể hiện lòng yêu nước thương dân và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, đặt nền móng cho lịch sử lâu đời của nền Y dược nước nhà.


Cổng Đền Xưa (Tuệ Tĩnh)
Cổng Đền Xưa (Tuệ Tĩnh)

Cụ Tuệ Tĩnh thì đậu Nhị giáp Thái học sinh thời Trần Dụ Tôn (1351) nhưng Cụ không ra làm quan. Vì chán cảnh triều chính nghịch đảo, Cụ đã trút mũ cao áo trùng, náu mình nơi cửa Phật, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh để theo đuổi một chỉ hướng: Suốt đời chuyên tâm nghiên cứu thuốc Nam để cứu dân độ thế, ích nước lợi dân, lưu truyền muôn đời mai sau.


Khi ở trong nước Cụ Tuệ Tĩnh đã có công xây dựng tu sửa 24 ngôi chùa, trong đó có chùa Hộ

Xá là chùa đầu tiên. Tại các chùa này, Cụ đã biết sử dụng cơ sở nhà chùa cùng lực lượng tăng

ni để xây dựng một hệ thống Y tế nhân dân, biến vườn chùa thành vườn thuốc để cung ứng cho

việc chữa bệnh cho nhân dân, biến giảng đường không còn thuần túy giảng kinh kệ, mà còn là nơi phổ biến truyền bá kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.


Năm 1385, Cụ Tuệ Tĩnh được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc) giữ chức Y tư cừu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏiCụ đã chữa bệnh cho Hoàng Hậu vợ vua nhà Minh nên được vua Mình phong là Đại Y Thiền sư: Sau Cụ mất ở Giang Nam, Trung Quốc không rõ năm nào. Hai tác phẩm nổi tiếng về Y học của Cụ là:


- Bộ Nam dược thần hiệu, trong đó nghiên cứu 580 vị thuốc nam và 3.873 phương thuốc điều

trị 184 loại bệnh.


- Bộ thập tam phương gia giảm đã được khắc in lâu đời. Đến thời vua Lê Dụ Tông (1717) bộ sách đã được khảo đính lại và đồi tên là “Hồng nghĩa giác tư Y thư” (Hồng nghĩa là lấy tên quê hương tác giả, tức là làng Nghĩa Lư, phủ Thượng Hồng).


Hơn 300 năm sau, năm 1690 đời vua Lê Hu Tông niên hiệu Chính Hòa, Cụ Nguyễn Danh Nho người cùng làng được cử đi sứ sang nhà Thanh Trung Quốc. Cụ đã tìm đến viếng mộ Cụ Tuệ Tĩnh và chép văn bia đem về quê hươngBia đem về để ở khu đất giáp địa phận Nghĩa Phú và Văn Thai. Tại nơi đây nhân dân đã dựng thành đền Bia.


Cũng trong thời gian này, để tỏ long biết ơn vị Thánh thuốc Nam, nhân dân làng Nghĩa Phú (nơi chính quê hương Tuệ Tĩnh) đã dựng một ngôi đền gọi là đền Xưa để thởĐến khoảng năm 1830 (thời Minh Mệnh) nhân dân khắp nơi kéo về lễ hội và xin thuốc rất đông gọi là Hội Thánh lần thứ nhấtSố tiền công đức thu được, nhân dân đã trùng tu ngôi đền này và còn tậu được 3 mẫu ruộng để thờ cúng. Đến năm 1936 lại Hội Thánh lần thứ hai, nhân dân khắp nơi lại kéo về lễ hội và xin thuốc đông hơn lần trướchội kéo dài gần 3 tháng số tiền công đức lần này nhân dân lại xây được ngôi đền ngoài vào năm 1937.


Ở NGÔI ĐẾN TRONG CÓ 2 CÂU ĐỐI CÓ GIÁ TRỊ LỚN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐÔI THỨ NHẤT:

Khuê đầu tình anh đằng bắc địa

Thánh sư diệu dược trấn nam bang

Đôi thứ nhất đã mất, hiện mới phục chế lại


ĐÔI THỨ HAI:: Danh khôi nhị giáp tiêu Trần Giám

Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc Y


Hai câu đối trên đây nói nên toàn bộ thiên tài sự nghiệp công đức của Cụ Tuệ Tĩnh, nói rõ Cụ thi đỗ nhị giáp thời trần, tỏ rõ Cụ là người thầy thuốc lớn (Đại danh Ý) đã có công chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, góp phần to lớn vào lịch sử Y học nước nhà.


Nhân dân ta vô cùng tự hào quê hương Nghĩa Lư trang xưa đã sinh ra vị Đại danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Người đã để lại cho nhân dân ta một di sản quý báu, một truyền thống tốt đẹp.


2 Kiến Trúc Của Đền Xưa:


Bia Hạ Mã (Đền Xưa)
Bia Hạ Mã (Đền Xưa)

Không Gian Kiến Trúc Đền Xưa
Không Gian Kiến Trúc Đền Xưa

Đền Xưa được xây dựng với kiến trúc hình chữ "nhị", gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung. Giữa nhà tiền tế và hậu cung có một sân lọng hẹp đặt hòn non bộ. Hệ thống các cột, vì kèo được làm bằng gỗ, các đấu chồng, con rường đều được chạm khắc hoa lá cách điệu, mang đậm dấu ấn kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Ngay trung tâm nhà Tiền tế có đặt nhang án, ngai và tượng Tuệ Tĩnh bằng gỗ, cao 70 cm và rộng 30 cm. Đây là bước tượng cổ được chuyển từ Hậu cung ra ngoài Tiền tế.[2][3] Tại đây còn 50 cổ vật có giá trị như: chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 8 (1855), bức đại tự Tế thế trạch dân (1838), Xuân Đài thọ vực (1849), một số sắc phong qua các đời vua triều Nguyễn...


3 Không Gian thờ Cúng :


Đền xây theo hình chữ nhị và được kết bằng 2 toà Tả Vu Và Hữu Vu.


3.1 Gian tiền Tế


Nhà Tiền Tế Thờ Cụ Nguyễn Danh Nho
Nhà Tiền Tế Thờ Cụ Nguyễn Danh Nho

thờ Cụ: Nguyễn Danh Nho .

Ông là người xã Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa); hiện nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.


Năm Canh Tuất (1670), đời vua Lê Huyền Tông, Nguyễn Danh Nho thi đỗ Tiến sĩ, được giữ chức Tả ti giám, Hiến sát sứ; sau thăng đến Bồi Tụng hữu thị lang, tước Nam.


Năm Tân Mùi (1691) đời vua Lê Hy Tông, ông được sung vào sứ bộ đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Khi đi đến Giang Nam, ông đã sao lục văn bia Tuệ Tĩnh (1330-?), là người cùng làng, là thiền sư và là ông tổ ngành dược Việt Nam) rồi cho khắc lên đá mang về nước. Song đến địa phận giáp giới giữa Văn Thai và Nghĩa Phú thì thuyền chở bia bị đắm. Mọi người cho là đắc địa nên dựng bia tại nơi bia bị chìm, nay là đền Bia, xã Cẩm Văm (Cẩm Giàng) .


Chuông Đền Xưa
Chuông Đền Xưa

3.2 Toà Hậu Cung


Toà Hậu Cung thờ cụ Tuệ Tĩnh
Toà Hậu Cung thờ cụ Tuệ Tĩnh

Hậu Cung thờ Cụ Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh)
Hậu Cung thờ Cụ Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh)


4 Lễ Hội Của Đền Xưa :



Về dự lễ hội đền Xưa không phải chỉ đến thăm đền, mà để thăm một di tích danh nhân tiêu biểu là Đại danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh một vị “Tổ thuốc Nam” đã có công với dân, với nước, mỗi người chúng ta càng tăng thêm lòng tự hào và nguyện ra sức kế thừa phát huy hơn nữa truyền thống quý báu của cha ông, góp phần xây dựng nền Y học nước nhà phát triển không ngừng.


Hội đền Xưa được tổ chức vào ngày14,15,16 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như tổ tôm, tam cúc, cờ người, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cầu kiều... diễn ra ngay tại sân đền, thành phần tham gia chủ yếu là thanh niên và trung niên. Ngoài ra còn có các hoạt động diễn xướng dân gian, giao lưu văn nghệ thu hút rất nhiều đoàn văn nghệ từ nhiều nơi.


Vào ngày này còn có đồng hương từ xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về dự. Dân làng An Lư vốn là dân làng Nghĩa Lư di cư xuống lập làng từ lâu đời.


Đền Xưa là ngôi đền thờ Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh ngay tại quê hương của ông là Nghĩa Lư trang, nay thuộc thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đây là một trong ba di tích của Cụm di tích Đền Xưa – Chùa GiámĐền Bia đều thờ Tuệ Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2017.

(Trong bài viết này Nguyễn Ngọc Phóng có sử dụng tài liệu của wikipedia và ban nghiên cứu lịch sử xã Cẩm Vũ.)

6.659 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN

  • zalo
  • Facebook
  • YouTube
  • TikTok
  • Instagram
  • Pinterest

Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)

Mr Phong 0977.373.386 (Whatsapp)

KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG

logo-gốm-sứ-kim-lan-hà-nội
English
Tiếng Việt
đánh giá trung bình là 3 /5, dựa trên 150 bình chọn
bottom of page