DMCA.com Protection Status
top of page
Ảnh của tác giảNguyễn Ngọc Phóng

Chùa Cả - Làng Gốm Cổ Kim Lan

Đã cập nhật: 7 thg 5, 2023


Toàn  cảnh  chùa  cả  Kim  Lan
Toàn cảnh chùa cả Kim Lan


1 Vị trí và tên gọi của Chùa Cả.


Chùa Cả thuộc đất của làng gốm cổ Kim Lan,nằm phía đông nam của trung tâm Hà Nội,phía bắc giáp sông Bắc Hưng Hải và Bát Tràng,phía Đông giáp xã Xuân Quan(Hưng Yên),phía nam giáp xã Văn Đức,phía tây giáp sông Hồng và Lĩnh Nam(Quận Hoàng Mai).theo bản đồ năm 1941 thì Chùa Cả thuộc xóm Chùa,giáp với Quán Tuần Đồng,Miếu Bản,Xóm Hậu,Xóm Đình và cổng làng.

Tam Quan chùa Cả Kim Lan
Tam Quan chùa Cả Kim Lan


2 Tại sao lại gọi là Chùa Cả?

Chùa Cả làng Kim Lan tên chữ là Linh Ứng Tự.Nhưng lâu nay trong dân gian chỉ gọi nôm na là chùa Cả,Cả ở đây nghĩa là lớn,vì trong làng còn có ba ngôi chùa nhỏ khác nữa mà dân dựng để giữ giới(bảo vệ phần đất cho làng,ngàn xưa ông cha ta vẫn thường chôn các phần mộ,hay xây chùa xung quanh làng,như là nơi trấn yểm,bảo hộ cho dân làng và bờ cõi ) đó là các ngôi chùa:Chùa Âm Hồn giáp với làng Bát Tràng,Chùa Lựa giáp với làng Xuân Quan,Chùa Tân giáp với Làng rau Văn Đức.


Bài Viết bạn có thể quan tâm: Làng gốm Kim Lan ở đâu


3 Chùa Cả được xây dựng khi nào?

đó là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác.Do nằm ở gần trung tâm phật giáo Luy Lâu (đầu tiên ở Việt Nam) do vậy chùa Cả có thể được khởi dựng từ rất sớm,có thể những năm đầu Công Nguyên,bằng cớ là đầu thế kỷ XII ông Nguyễn Thạch Việt và vợ là bà Trần Thị Khát từ phương Bắc du ngoạm qua đây,thấy cảnh đẹp,yên bình,dân làng giàu có đã xin vào tu luyện ở ngôi chùa này.Ngày ngày ông tụng kinh niệm Phật,và dạy trẻ con trong làng học chữ,còn bà thì làm ruộng và may vá.Do có công với triều Lý,sau khi mất ông được thờ làm Thành Hoàng Bản Thổ của làng Kim Lan ở Miếu Bản,đồng thời ông cũng là vị sư Tổ được thờ trong ngôi chùa này.

Tam Quan chùa Cả Kim Lan Hà  Nội
Tam Quan chùa Cả Kim Lan Hà Nội

Hồ sen trước cổng chùa Cả


4 Kiến trúc Chùa Cả Kim Lan

Do chùa nằm cạnh bờ sông Hồng(sông Nhị) thường xuyên bị nạn đất lở và lũ lụt tàn phá nên dấu xưa của chùa cũ dường như không còn mấy.Năm 1970 chùa được xây dựng với quy mô lớn:Tiền đường,Phật điện,gác chuông.Năm 1933 cụ Hàn Quýnh một chủ thầu giàu có trong làng đã chi một khoản tiền lớn làm bộ khung gỗ toà tiền đường bằng gỗ Lim theo kiểu chồng diêm hai tầng bốn mái.Phật Điện được tôn cao đổ bê tông gắn ngói ta,tạo được sự bền vững mà vẫn giữ được vẻ cổ kính.giữa hai lớp mái xây ghạch tạo thành 5 ô chữ nhật .Mỗi ô đều viết 4 chữ Hán khá lớn,nói về giáo lý nhà Phật:

Phúc hải vô biên

Tinh thành khả cách

Từ bi quảng đại

Nhân ân hạo đãng

Xuất thế độ sinh

Chùa hướng Đông Nam phía trước có tam quan ,đi qua tam quan,tại sân phía bên trái có gác chuông và bên phải có gác Khánh.Theo bài minh khắc trên than chuông đúc năm 1797,thì gác chuông dựng cuối thời Leesau chùa chính.Năm 1912 bà Đào Thị Xuyến cúng 50 đồng và 4 sào ruộng để sửa chữa gác chuông,đến năm 1951 thì gác chuông không còn nữa.Năm 1953 sứ Đàm Thuần sửa lại nhà Mẫu và 5 gian.Phía trước gian giữa có đắp nổi bốn chữ :”Vạn Phúc Lai Thành” .

Trong 20 năm trở lại đây,bằng sự đóng góp của dân ,chùa Kim Lan từng bước được tôn tạo.Năm 1995 xây dựng nhà Tổ:năm 2002 xây dựng nhà Mẫu,và gần đây gác chuông và gác khánh được dựng lại theo kiến trúc xưa.


Bài Viết bạn có thể quan tâm: Chợ gốm nào rẻ nhất Hà Nội


Tam Quan chùa Cả Kim Lan Hà  Nội vào  mùa  đông
Tam Quan chùa Cả Kim Lan Hà Nội vào mùa đông

Tam quan chùa vào mùa thu


5 Đối tượng thờ cúng.

Chùa Kim Lan có hệ thống tượng Phật khá hoàn chỉnh:tượng tam thế Phật,tượng Adiđà tượng thập điện diên vương,chính giữa là bộ tượng Cửu Long.Đặc biệt chùa có tượng Tổ Nguyễn Thạch Việt,tượng tạc trong tư thế ngồi kiết già,dáng hơi gù mặt tượng thanh tú, khôi ngô.

Trong 45 năm (1963-2008 chùa là nơi bảo lưu pho tượng Cao Biền,chuyển từ Miếu Cả đến.Như vậy chùa Cả ngoài chức năng thờ Phật,còn có cả nhiệm vụ của miếu thờ thần nữa.Mãi đến năm 2008 khi ngôi Đình làng được dựng xong thì tượng Cao Biền mới được rước về ngôi đình làng ở ngay bên cạnh chùa.

Chùa Cả Kim Lan hiện còn giữ được quả chuông đồng đúc năm 1797,khánh đồng tạc năm 1861,13 bức hoành phi,12 câu đối và tầm 9 tấm bia đá,8 tấm gắn ở tường hồi bên phải của nhà Mẫu,1 tấm bia gắn ở hồi bên trái toà tam bảo .

Chùa Cả đã được công nhận “Di Tích Lịch Sử” ngày 29-01-2003 số 905/QĐ-UB do phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã ký.Ngoài ra sư cụ Đàm Thuần cọn được tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp.

2.510 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN

  • zalo
  • Facebook
  • YouTube
  • TikTok
  • Instagram
  • Pinterest

Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)

Mr Phong 0977.373.386 (Whatsapp)

KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG

logo-gốm-sứ-kim-lan-hà-nội
English
Tiếng Việt
đánh giá trung bình là 3 /5, dựa trên 150 bình chọn
bottom of page