Làng Cổ Quê Tôi là một nơi đậm đà bản sắc văn hóa, nằm sâu trong trái tim Hà Nội. Đây là quê hương của cụ Nguyễn Việt Hồng, một nhà nghệ nhân tài hoa với niềm đam mê mãnh liệt với nghề gốm sứ. Và trong lòng làng, tinh hoa của nghề gốm được thể hiện qua Gốm Sứ Kim Lan.
Làng Cổ Quê Tôi rực rỡ trong những hàng cây xanh tươi mát, với những con đường nhỏ rẽ rác đan xen nhau. Những ngôi nhà cổ truyền thống, với màu sắc trầm ấm của thời gian, tạo nên bức tranh đẹp mắt và thanh bình. Ở đây, bàn tay khéo léo của người dân đã tạo ra những tác phẩm gốm sứ vô cùng tinh xảo.
Nhớ Về Làng Cổ Quê Tôi
bên dòng sông Nhị đắp bồi nghìn năm
trồng dâu Dệt Lụa nuôi tằm
đất nung đồ gốm như trăm làng nghề
cõi Đông Bắc vượt trong đê
Đông Nam địa giới tỉnh kề Hưng Yên
Trung Quan Chử Xá nối liền
Âm Hồn cõi Giáp trên Bát Tràng
qua đò Thúy Lĩnh Lĩnh Nam
một giờ đi bộ là sang nội thành
Làng xưa trong lũy tre xanh
giữa làng giếng nước chùa đình kề bên
miếu Bản miếu Thượng miếu Chiền
đi qua miếu Bản là miền chùa Tân
trở về Văn Chỉ trung tâm
tạt sang chùa Lựa ghé thăm nhà thờ
qua Cầu Vật tới Xóm Chùa
lối sang xóm Hậu bên gò Quốc Công
đầu làng dựng quán tuần đồng
giữa đồng quán Diệc đê vòng quán Cư
quán hội Đồng cạnh cổng chùa
quán Tuần bãi cuối Làng xưa rõ ràng
qua Đình là đất xóm Đình
xóm Và xóm Dụ vòng quanh xóm Chiền
xóm Bến mả cuối kề bên
xóm Chợ, Đìa, Bệ ngược nên Gồ Đình
Cái Ngang xóm Lẽo bao quanh
bông Lau đầu Cổng hợp thành làng xưa
một đình bốn miếu bốn chùa
một cầu năm quán người xưa dựng nền
đất lề quê thói khó quên
nét văn hóa giữ vững bền lòng dân
thì thùng trống giục Đầu Xuân
mùng 10 mở hội qua rằm tháng giêng
hội phường trống múa sinh tiền
4 ngày hội vật 5 đêm hội Chèo
trai làng giữ giải làm treo
đọ cùng các sới vật keo đua tài
dâu tằm nảy lộc tháng 2
bên Đông Dệt Lụa bên Đoài ươm tơ
chợ hàng dâu sớm tinh mơ
người ăn cơm đứng tằm chưa rỗi đều
mấy lần lỡ hẹn người yêu
bởi tằm lên né quá nhiều đâu quên
lệ làng ẵm ngửa trở lên
28 giáp công điền chia ra
Yên Phú, Yên Lạc, Khánh Hòa
Hòa Thượng, Hòa Hạ, Nghĩa Hòa, Thịnh Nam
Trung Thành, Trung Thịnh, Trung thôn
Trung chính, Hậu Nghĩa, Thượng Thôn, Thuận Hòa
Duyên Ninh, Đoài Hữu, lựa Đoài
thụ Ninh, Khang Thụ Yên Đoài , cả đông
bến Đông, Bình thụ, bến Trung
lựa Trung, Đoài tả, Đông Trung, Thái Hòa
tình làng Nghĩa xóm đậm đà
đất chia chương cuối cũng là 50
đất nuôi cá lớn nên người
giữ trong lòng đất bao lời Tổ tiên
từ thời thiên phúc Khai Nguyên
đất nung đồ gốm dựng nên làng nghề
chân xoay tay vuốt tròn xoe
vuốt bao kiểu dáng bằng nghề thủ công
nét hoa văn nổi trong lòng
cánh hoa lợi đĩa dấu vòng vân tay
men nâu men ngọc Còn Đây
men mờ da rạn lại say men đồng
ngàn năm đất hỏi sông Hồng
từ đâu sông đổi thay dòng đến đây
từ đâu sông lở cát bay
đất Hàm Rồng cổ hiện nay có còn
trăm năm nước chảy đá mòn
Ngàn Năm men gốm vẫn còn Tinh Khôi
vẫn truyền hơi ấm tình người
cho hôm nay với muôn đời mai sau
tục làng xưa bởi vì đâu
mùa hè cấm trẻ rủ nhau thả diều
đận nào chạy loạn gieo neo
mùng 10 phải ăn chiều 20
mấy lần phá giặc Sông Ơi
nước loang máu giặc thây trôi kín dòng
nghìn năm bảo vệ Thăng Long
có công dân đất Hàm Rồng có thêm
sau ngàn năm trước 2000
làng nghề tiếp nối trên nền đất xưa
bây giờ có tự bao giờ
nhớ về làng cổ xa xưa Quê Mình
tích xưa truyền lại phân minh
đời người ghế Ngọc Lung Linh Lan vàng
từ thời dựng nước Văn Lang
Bộ Vũ Ninh ấp Kim Lan đã thành
phế Hưng bao cuộc phân tranh
quân Giang Tây dựng gốm sành nở hoa
gạch xây thành cũ Đại La
Cao Vương truyền dạy mở ra nghề tằm
Bể dâu mấy bận thăng trầm
Lệ làng phép nước lòng dân giữ gì
miếu thờ dựng chốn trang nghiêm
dân tôn công đức thần thiêng răn đời
đình chùa miếu mạo cơ ngơi
Từ nghìn năm lẻ trước thời Tiền Lê
ai đi chạy loạn xa quê
chôn tiền mấy lọ lúc về lại quên
Thái Bình Thiên Phúc Khai Nguyên
tiền Đinh Lê lẫn Chinh đường huyền tông
mồ hôi thấm mặt Chinh đồng
của người thợ gốm Ven Sông Thuở Nào
một thiên niên kỷ chuyển giao
tinh khôi men gốm Thanh tao sắc đồng
điạ linh Nhân Kiệt Tao Phùng
Nguyên Tôn Sư đến làng cùng phu nhân
người người nề nền nết gia Phong
nhà nhà giàu có sống trong nhân tử
cùng xin ký ngụ Vào Chùa
ông trăm niệm phật nhận trò dạy thêm
bà thì Đức Hạnh Thục Hiền
nết na khéo léo cần chuyên giúp người
khoảng chừng 3 4 5 Trời
dân tình mến mộ lòng người ngợi khen
lý Cao Tông ất tỵ Niên (1185)
mở khoa thi kén người hiền vào kinh
ông cùng bạn học Đồng Hành
được Phong nội thị tại thành Thăng Long
khoa Ất Mão sau mười năm
ứng thi tam giáo Võ Văn đều cừ
bổ làm trung vệ Đại phu
Thanh Liêm Chính trực vận phù An dân
Mậu Thìn có loại Nội xâm
gây ra đạo lộ bất thông một vùng
Bỉnh Di cùng với tôn ông
đem quân Châu Khoái Châu Đằng dẹp Yên
tuổi già về cõi Tây Thiên
vua ban Mỹ tự Phong lên Phúc Thần
Kim Lam làm cũ xuất thân
sắc sai lập phiếu Ngàn Năm lưu truyền
Lý triều miếu Bản thành tên
cùng Linh Ứng Tự ghi thêm sử làng
đồng môn võ tướng Văn Quan
giờ thầy dạy bảo trò làng lập thân
cầu kiều vững nhịp lòng dân
tôn sư trọng đạo nét văn hóa làng
muôn đời không dứt khói nhang
Thành Hoàng sư tổ chùa làng Tôn Vinh
ai đi nhớ đất quê mình
có Linh Ứng Tự Tối Linh bản từ
triều Trần thay lý đến Lê
hai trăm năm lẻ sông kia đổi dòng
đắp đê Đỉnh Nhĩ đã xong
mấy lần nhà trống vườn không giặc tàn
già làng dự hội bình than
góp tay Sát Thát trai làng mấy trăm
giữ Thăng Long đánh Bạch Đằng
sức trai sông Nhị ghi công sử làng
Nguyên tàn lại giặc Minh Sang
túi tham vơ vét cảnh làng Điêu Linh
giữ làng cứu nước duyệt Minh
nghĩa quân Lê Lợi vây Thành Đông Quan
Lê Quốc công đóng tại làng
dân góp sức chặn đường giặc qua
nghỉ hưu di dưỡng tuổi già
cùng Trân Công Chúa toàn ra Sum Vầy
đất phong lưu dấu nơi đây
mộ phần xong táng sau ngày quy tiên
Quốc Công vườn cũ thành tên
họ Lê Hậu Nghĩa giữ gìn sắc Phong
Khoa Nhâm Tuất Lê Thái Tông
Vũ Lãm tiến sĩ xuất thân Tại làng
lung linh tỏa sắc lan vàng
Văn Ban tiến sĩ võ Hàn Quốc công
Tô thêm ghế Ngọc Hàm Rồng
Cháu con nối nghiệp tổ tông bao đời
Thịnh suy Vật Đổi Sao Dời
giặc càn sâu lấn dân thời lại đông
lệ quan xin chỉ ra Phong
tách đi hai họ lập vùng Kim Quan
Năm trăm Năm lẻ xa làng
chắc ai còn nhớ Kim Lan Quê Mình
vần xoay thế thái Nhân Tình
Chúc quyền Danh Lợi trở thành bán mua
Triều Đình chứa lấn ngôi vua
làng phép nước được thua xoay vần
từ khoa Nhâm Tuất Thái Tông (1442)
Trải hai trăm bảy ba mươi một thời
mấy lần thay bậc Đổi Ngôi
Lê sơ Mạc nghịch Cuối thời Trung Hưng
khoa Ất Mùi Lê dụ tông (1715)
Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ đề Danh
Họ Đinh Hàn sĩ Nguyên Hanh
trai nghèo hiếu học Hiển Vinh Về Làng
đâu vì tranh bá đồ Vương
vua ban tước vị phải nhường chức mua
Thói đời há phải lệ xưa
nhất thời vạn đại Được thua Nỗi Niềm
giếng nguyền quá khứ Lãng Quên
ba trăm năm ngót núối tìm họ Đinh
Đọc bia tiến sĩ Quê Mình
cố nhân vẫn giữ trọn tình Cố Hương
Nghĩa nhân chân lý đời thường
nhẹ rời ngó ý nặng Vương Tơ Lòng
dòng đời gạn đục hơi trong
góp tên với nước ghi công sử làng
xây nền văn hội vẻ vang
để đời nối nghiệp trai làng xuất thân
48 vị tiền nhân
Trong ròng Nguyễn, Vũ, Đỗ, Trần, Đào, lưu
Ngự y Đông Các trong triều
bộ hình viện sử tên nêu hàng đầu
7 ông tước thập lý Hầu
Tri Phủ Tri huyện Tri i Châu năm người
Kinh Bắc chủ sự một thời
hiến sát phó xứ tỉnh Đoài mệnh quan
Võ hầu ba Tướng Sĩ Lang
Trung phủ Đô lại, thứ Lang huyện thừa
Tiên hiền các vị thuở xưa.
Làng văn khuyến học kế thừa tổ tiên
Tiếng thơm lan tỏa mọi miền
cháu con bồi đắp cao nền Nhân văn
Cơ trời vận nước chuyển vần
trên vua nô lệ dưới dân bần hàn
nhiễu nhương ô lại tham quan
Văn thân chống Pháp Việt gian bán mình
ai là giặc ai Nghĩa Binh
ai gieo cái vạ tày đình năm xưa
cả làng hoảng hốt ngẩn ngơ
tiếng oan dậy đất oán ngờ loà mây
lệnh ai triệt Hạ làng này
ai khua đục nước ai xoay béo cò
theo công giáo chạy quan to
mái đình suýt sập đất chùa lót tay
sắc lan vàng héo từ đây
Kim quan Đận ấy phải thay tên làng
đến thời ruộng hóa nông Giang
Kim Lan Trả lại sắc vàng hồi xuân
trăm năm lại hỏi sông Hồng
lấn làng mấy xóm tụt sông bao nhà
Chỗ nào miếu Thượng Làng Ta
xóm Đình xóm Dụ xóm Và từ đâu
mấy dòng đi hỡi sông sâu
Thiên Liên kỷ mới sông Mau trở mình
còn đây đất cũ nền đình
chùa một miếu ruộng thành ba sông
rừng xanh soi mặt nước Hồng
Đất quê tấp nập một vùng đất than
khói Lam nhạt ánh trăng vàng
Con Đường Thắng Mỹ vắt ngang cánh đồng
nhớ cầu phao vượt qua sông
đất quê tiếp sức chiến công trăm miền
nghĩa tình gửi Trọn Niềm Tin
nhớ điều Bác dạy như in từng lời
còn non còn nước còn người
Thắng Mỹ xây dựng hơn mười ngày nay
Bác ơi lời Bác là đây
quê hương nay đã đổi thay gấp 10
mở đầu thập kỷ 80
làng nghề tiếp nối người người bung ra
nghìn năm gốm lại nở hoa
xóm làng đổi thịt thay da từng ngày
20 năm có hôm nay
Cũng từ khuôn gỗ bàn xoay tạo hình
hoa lam Hàng cột Men xanh
bỏ lò xây đất chung quanh bỏ trà
Nhớ hòn đất thó quê ta
Trở về nghề gốm cũng là từ đây
Nhớ Ai kiên nhẫn bao ngày
bảnh bao giã nhỏ cối thay mấy lần
Nhớ ai đập xỉ quanh năm
Chai tay thay búa mấy trăm thúng đầy
đấm, tát, mổ, xả khéo tay
vuốt, ve, lừa, đảo mỗi ngày tinh thông
Nhớ Người lọc đất thủ công
Rát vai gánh nước vục thùng gò lưng
10 năm gian khổ khó khăn
rèn nghề dựng nghiệp chuyên cần nết xưa
điện về thoả nỗi ước mơ
ghi công ơn Đảng Bác Hồ nặng sâu
cho người thợ gốm phép mầu
điện cơ khí hóa các khâu dây chuyền
năm 2000 Mở Kỷ Nguyên
sang trang mới đón tầm nhìn tương lai
chuyện xưa cóc nhặt rông dài
hương quê thoang thoảng gợi bài hát ru
Kim Lan 31 tháng 12 năm 1999
Cát Đỏ (Nguyễn Việt Hồng)
Comentarios