Lịch Sử Làng Gốm Kim Lan | Bạch Thổ Phường | Bạch Thổ Thôn
Bạch Thổ Phường - Bạch Thổ Thôn
Hào Phóng đang sống ở làng gốm Kim Lan – ngôi làng cổ có hơn một nghìn năm làm gốm,đã đc minh chứng qua các cổ vật được trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam và bảo tàng gốm sứ Kim Lan Hà Nội.Chúng tôi tự hào khi đc mệnh danh là Kinh Đô gốm sứ gia dụng của Kinh Thành Thăng long xưa,trc đó chúng tôi đã sản xuất gạch Giang Tây Quân cho Tướng cao Biền xây thành Đại La.Qua một số thông tin bên trên các bạn đã biết qua về lịch sử làng gốm lâu đời quê tôi.Hy vọng chúng tôi có dịp đưa các bạn thăm làng gốm Kim Lan,thăm bảo tàng gốm sứ Kim Lan để giúp các bạn biết nhiều hơn về làng tôi.
Chắc các bạn đang thắc mắc là: với lịch sử lâu đời như vậy thì tại Làng Gốm Kim Lan không nổi tiếng,chúng tôi mặc dù ở ngay giữa Hồ Hoàn Kiếm,cũng không biết tới cái tên Gốm Sứ Kim Lan?,để trả lời câu hỏi này,chúng ta quay lại tìm hiểu lịch sử hình thành Làng Gốm Bạch Thổ Phường,Bạch Thổ Phường hay Bạch Thổ Thôn là tên một vùng đất trải dài từ khu vực Giang cao,Bát Tràng tới Kim Lan có khoảng 72 gò đất sét trắng rất phù hợp với làm gốm(chắc có lẽ Cụm từ "Bạch thổ Phường được người dân Bát Tràng sử dụng phổ biến hơn,trong khi đó người làng Kim Lan thì lại dùng cụm từ ''Bạch thổ Thôn" nhiều hơn chăng?,trong 3 làng trên chỉ có Làng Kim Lan có tên Nôm là Kẻ Sươn mà thôi.Bên dưới tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về từ Kẻ ạ.
Kẻ ở đây là chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể,ví dụ như Kẻ Noi (làng Noi Hn)
Kẻ Bưởi (Làng Bưởi Hn ),Kẻ Sặt(Làng Sặt,Hải Dương) Kẻ Sươn ( làng Sươn ,Kim Lan)…
Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.
Do hàng trăm năm khai thác đất sét trắng để làm gốm,làm bát,thì nguồn nguyên liệu cũng cạn kiệt,các nhà lò phải chuyển sang làm bát đàn,và rồi tất cả các gò đất đều cạn kiệt thì Làng Kim Lan chuyển sang làm nông nghiệp,trồng dâu nuôi tằm,trồng ngô,khoai,lạc…Và làng Bát Tràng thì chuyển sang đi buôn bán và họ đã tìm ra được nguồn nguyên liệu đất set trắng ở các tỉnh như Trúc thôn ( Hải Dương) ,Phú thọ… Để tiếp tục phát triển nghề gốm sứ,Và một điều khá may mắn Thôn Bát Tràng được chọn làm nơi đặt xưởng gốm trong giai đoạn Hợp Tác Xã,người dân trong Xã Quang Minh(Kim Lan,Bát Tràng,Giang Cao)đều làm chung ăn chung tại xưởng này,vì thế cái tên gốm bát tràng gạch Bát Tràng mới thực sự nổi tiếng và đi vào ca dao tục ngữ của người Việt,người dân ở Kim Lan hay giang cao đều lên Bát Tràng làm công nhân ở đó .
Theo TS Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm khoa học xã hội), năm 1958, khi thi công công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải phía Nam Bát Tràng (giáp Kim Lan), đã tìm thấy dấu tích cư trú và những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng xưa. Mặt khác, căn cứ vào sưu tập đồ gốm thờ đang lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và các nhà sưu tập tư nhân, cũng đã phần nào khẳng định rõ hơn về lịch sử sản xuất gốm ở Bát Tràng là vào các thế kỷ XVI - XVIII. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng, từ thế kỷ thứ IX, Kim Lan đã sản xuất gốm sứ gia dụng,. Điều này chứng tỏ, Kim Lan mới là làng gốm tổ của kinh thành Thăng Long xưa.
Lý giải tại sao cái tên Kim Lan không còn được nhiều người biết đến, ông Nguyễn Đức Trí - Phó Chủ tịch xã Kim Lan cho rằng: "Không phải vì gốm Kim Lan không còn chất lượng như xưa mà vì chúng tôi chưa được đầu tư nhiều. Mặt khác, kinh nghiệm làm thương mại của người Bát Tràng hơn hẳn Kim Lan. Nói cách khác là người dân Kim Lan chỉ chú tâm làm nghề chứ chưa biết làm thương mại, nên dù đa phần đồ gốm bán ở Bát Tràng do người Kim Lan làm nhưng vẫn chỉ được biết đến với cái danh Bát Tràng" - ông Trí ngậm ngùi.
Việc gốm cổ Kim Lan bị mai một, bị lãng quên và phải "làm thuê" cho gốm Bát Tràng là có nguyên do của nó. Trước đây, 3 làng Kim Lan, Bát Tràng, Gia Cao thuộc xã Quang Minh; nhưng từ khi đào kênh Bắc Hưng Hải, Quang Minh tách ra thành 2 xã Kim Lan và Bát Tràng. Do địa hình, giao thông của Bát Tràng thuận lợi hơn, giới buôn bán, khách du lịch trong và ngoài nước cứ đổ dồn về Bát Tràng, chứ ít ai biết mà đi thêm 1 km nữa để đến với tổ nghề gốm cổ Kim Lan. Kim Lan bị mai một và dần bị lãng quên là như vậy" - ông Nguyễn Đức Trí giải thích.
từ khoảng năm 1977, một số hộ ở Kim Lan bắt đầu “đỏ lò” sản xuất bát, đĩa... Dần dần, Kim Lan có thêm nhiều hộ làm gốm. Cứ thế, làng gốm được hồi sinh. Đến năm 1990, ở Kim Lan, nhà nào cũng có từ 1 đến 2 lò nung gốm, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân. Có giai đoạn, gốm Kim Lan không đủ “cung” cho thị trường...
Sau hơn 40 năm nỗ lực gìn giữ, phát triển nghề, Kim Lan nay đã có thêm nhiều thế hệ nghệ nhân làm gốm. Do quy mô ngày càng lớn, tháng 7-2014, Hội Gốm sứ Kim Lan được thành lập với hơn 50 hội viên, nay đã phát triển lên hơn 170 hội viên. Anh Đào Việt Bình, Chủ tịch Hội Gốm sứ Kim Lan hồ hởi khoe: “Hiện Kim Lan có gần 300 hộ đầu tư lò sản xuất gốm. Sản phẩm gốm ở Kim Lan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng hiện cung không đủ cầu. Khách muốn đặt mua dù chỉ 1 container hàng, cũng phải báo trước ít nhất 10 ngày…”.
Cũng theo anh Bình, gốm Kim Lan chủ yếu là những mặt hàng dân dụng, như: Gạch, ngói (lợp mái đình, chùa, trang trí nhà theo kiểu cổ), đồ thờ cúng (bát hương, lọ hoa, mâm bồng, kỷ chén…), chum, vại, bình hoa… Gốm Kim Lan gần gũi với mọi gia đình, phục vụ được nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng.
Hiện, ở Kim Lan còn có một số hộ làm hàng thủ công, cho thu nhập rất cao. Đưa chúng tôi tới xưởng sản xuất gốm của gia đình anh Phạm Văn Nguyên ở thôn 3 - một trong số những thợ gốm trẻ tuổi, anh Bình hào hứng: Ở Kim Lan, số hộ sản xuất gốm vuốt tay thủ công rất ít, bởi đó là hàng cao cấp, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian; sản phẩm không đại trà, không năng suất. Dù vậy, vẫn luôn có những người thợ “đắm đuối” với nghề gốm thủ công. Chỉ từ cục đất thô kệch, qua bàn tay thợ tài hoa, sẽ trở thành những sản phẩm đẹp, độc, lạ... “Người thợ phải rất yêu nghề, đam mê sáng tạo cùng sự kiên trì, nhẫn nại mới làm ra được những sản phẩm gốm vuốt tay ưng ý mình, ưa mắt người.
Bởi để có một sản phẩm gốm “ra lò”, người thợ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là khi sản phẩm không đạt ý muốn: Chỉ cần nguyên liệu đất không tốt thì sản phẩm có thể nứt, vỡ, méo mó... hoặc nếu người thợ không có sự tính toán kỹ về chiều cao, chiều ngang, độ uốn, thì khi nung lửa, độ co ngót sẽ làm cho sản phẩm bị biến dạng... Vậy nên, sản phẩm gốm vuốt tay với hoa văn do thợ vẽ trực tiếp có giá trị cao gấp từ 4 lần đến 8 lần so với sản phẩm làm bằng máy” - anh Nguyên tâm sự. Hiện, xưởng gốm của gia đình anh thu hút 15-20 lao động với thu nhập từ 7 đến 15 triệu đồng/người/tháng; riêng thợ kỹ thuật tay nghề cao có thu nhập tới 25-30 triệu đồng/người/tháng.
Các bài viết liên quan:
Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN
Xu hướng tìm kiếm: Chậu cây cảnh giá sỉ, Đôn sứ giá sỉ, Chum sành giá rẻ, Chậu cây mini giá sỉ,Chậu Sứ Trồng Lan Hồ Điệp...
Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội
Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)
KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG