DMCA.com Protection Status LÀNG GỐM KIM LAN Ở ĐÂU | LỊCH SỬ TÊN GỌI LÀNG GỐM KIM LAN QUA CÁC THỜI KỲ
top of page

LÀNG GỐM KIM LAN Ở ĐÂU | LỊCH SỬ TÊN GỌI LÀNG GỐM KIM LAN QUA CÁC THỜI KỲ

Các mẫu sản phẩm gốm sứ đang được sản xuất tại Gốm sứ Kim Lan Hà Nội

1 Làng gốm Kim Lan ở đâu?

Làng gốm cổ Kim Lan thuộc Kim Lan,huyện Gia Lâm,Thành Phố Hà Nội. nằm ở phía Đông của trung tâm Hà Nội,cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 16km,Kim Lan ngày nay có diện tích 2,92km2 ,chạy dọc từ phía Bắc giáp sông Bắc Hưng Hải đến phía Nam là bến đò Văn Đức dài khoảng 1596m,bề ngang tại điểm phía Bắc từ đê Xuân Quan ra đến bờ sông Hồng là 348m;phía cuối làng giáp đường 179 từ Bờ Đó ra đến Sông Hồng là 684m.Phía Đông giáp xã Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên) phía Tây là giáp sông Hồng bên kia sông Hồng là Thuý Lĩnh,Lĩnh Nam,Quận Hoàng Mai.

  Hào Phóng đang sống ở làng gốm Kim Lan – ngôi làng cổ có hơn một nghìn năm làm gốm,đã đc minh chứng qua các cổ vật được trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam và bảo tàng gốm sứ Kim Lan Hà Nội.Chúng tôi tự hào khi đc mệnh danh là Kinh Đô gốm sứ gia dụng của Kinh Thành Thăng long xưa,trc đó chúng tôi đã sản xuất gạch Giang Tây Quân cho Tướng cao Biền xây thành Đại La.Qua một số thông tin bên trên các bạn đã biết qua về lịch sử làng gốm lâu đời quê tôi.Hy vọng chúng tôi có dịp đưa các bạn thăm làng gốm Kim Lan,thăm bảo tàng gốm sứ Kim Lan để giúp các bạn biết nhiều hơn về làng tôi.

Chắc các bạn đang thắc mắc là: với lịch sử lâu đời như vậy thì tại Làng Gốm Kim Lan không nổi tiếng,chúng tôi mặc dù ở ngay giữa Hồ Hoàn Kiếm,cũng không biết tới cái tên Gốm Sứ Kim Lan?,để trả lời câu hỏi này,chúng ta quay lại tìm hiểu lịch sử hình thành Làng Gốm Bạch Thổ Phường,Bạch Thổ Phường là tên một vùng đất trải dài từ khu vực Giang cao,Bát Tràng tới Kim Lan có khoảng 72 gò đất sét trắng rất phù hợp với làm gốm,trong 3 làng trên chỉ có Làng Kim Lan có tên Nôm là Kẻ Sươn mà thôi.Bên dưới tôi sẽ giới thiệu sâu hơn về từ Kẻ ạ

Kẻ ở đây là chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể,ví dụ như Kẻ Noi (làng Noi Hn)

Kẻ Bưởi (Làng Bưởi Hn ),Kẻ Sặt(Làng Sặt,Hải Dương) Kẻ Sươn ( làng Sươn ,Kim Lan)…

Khi các triều đình phong kiến Trung Hoa sang xâm lược nước ta, để tiện lợi cho việc ghi chép vào giấy tờ, sách vở (theo chữ Hán), mỗi làng lại phải đặt một tên chữ (âm Hán - Việt). Khác với tên Nôm chỉ có một từ (không kể từ Kẻ đứng trước), tên chữ thường có ít nhất là hai từ. Như vậy, những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc, nhất thiết phải có hai tên, một tên Nôm (kèm Kẻ) và một tên chữ. Những làng ra đời trong thời kỳ phong kiến thường chỉ có tên chữ, không có tên nôm và không có Kẻ. Đó là tiêu chí để ta phân biệt những làng cổ ra đời trước thời Bắc thuộc và những làng mới được thành lập sau này.

Làng Kim Lan cũng có tên Nôm là Kẻ Xươn,do trong các triều đại nhà Trần Lê,tên Nôm ngắn gọn được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp,chỉ có chiếu chỉ của chiều đình hay văn tự mua bán trong, dân thì người ta mới dùng tên chữ của làng.Về tên Nôm của làng Kim Lan,trước đây cũng đã có nhiều người đx tìm hiểu và giải nghĩa nhưng đến nay vẫn chưa tìm được cách giải thích thuyết phục nhất ,gần đây trong làng có cụ Nguyễn Việt Hồng ,là người am hiểu chữ Hán ,có nêu chữ Xươn là do đọc chệch chữ “xương”mà thành.Theo ông ,trên quả chuông hiện đang treo tại gác chuông chùa Cả đúc năm 1797 ,thân chuông có khác bài minh có bốn chữ:’’ khánh lưu xương ấp” xương có nghĩa là “cửa trời,cửa chính trong cung”.

Do hàng trăm năm khai thác đất sét trắng để làm gốm,làm bát,thì nguồn nguyên liệu cũng cạn kiệt,các nhà lò phải chuyển sang làm bát đàn,và rồi tất cả các gò đất đều cạn kiệt thì Làng Kim Lan chuyển sang làm nông nghiệp,trồng dâu nuôi tằm,trồng ngô,khoai,lạc…Và làng Bát Tràng thì chuyển sang đi buôn bán và họ đã tìm ra được nguồn nguyên liệu đất set trắng ở các tỉnh như Trúc thôn ( Hải Dương) ,Phú thọ… Để tiếp tục phát triển nghề gốm sứ,Và một điều khá may mắn Thôn Bát Tràng được chọn làm nơi đặt xưởng gốm trong giai đoạn Hợp Tác Xã,người dân trong Xã Quang Minh(Kim Lan,Bát Tràng,Giang Cao)đều làm chung ăn chung tại xưởng này,vì thế cái tên gốm bát tràng gạch Bát Tràng mới thực sự nổi tiếng và đi vào ca dao tục ngữ của người Việt,người dân ở Kim Lan hay giang cao đều lên Bát Tràng làm công nhân ở đó .

Theo TS Bùi Minh Trí - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm khoa học xã hội), năm 1958, khi thi công công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải phía Nam Bát Tràng (giáp Kim Lan), đã tìm thấy dấu tích cư trú và những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng xưa. Mặt khác, căn cứ vào sưu tập đồ gốm thờ đang lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và các nhà sưu tập tư nhân, cũng đã phần nào khẳng định rõ hơn về lịch sử sản xuất gốm ở Bát Tràng là vào các thế kỷ XVI - XVIII. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng, từ thế kỷ thứ IX, Kim Lan đã sản xuất gốm. Điều này chứng tỏ, Kim Lan mới là làng gốm tổ của kinh thành Thăng Long xưa.

Lý giải tại sao cái tên Kim Lan không còn được nhiều người biết đến, ông Nguyễn Đức Trí - Phó Chủ tịch xã Kim Lan cho rằng: "Không phải vì gốm Kim Lan không còn chất lượng như xưa mà vì chúng tôi chưa được đầu tư nhiều. Mặt khác, kinh nghiệm làm thương mại của người Bát Tràng hơn hẳn Kim Lan. Nói cách khác là người dân Kim Lan chỉ chú tâm làm nghề chứ chưa biết làm thương mại, nên dù đa phần đồ gốm bán ở Bát Tràng do người Kim Lan làm nhưng vẫn chỉ được biết đến với cái danh Bát Tràng" - ông Trí ngậm ngùi.

Việc gốm cổ Kim Lan bị mai một, bị lãng quên và phải "làm thuê" cho gốm Bát Tràng là có nguyên do của nó. Trước đây, 3 làng Kim Lan, Bát Tràng, Gia Cao thuộc xã Quang Minh; nhưng từ khi đào kênh Bắc Hưng Hải, Quang Minh tách ra thành 2 xã Kim Lan và Bát Tràng. Do địa hình, giao thông của Bát Tràng thuận lợi hơn, giới buôn bán, khách du lịch trong và ngoài nước cứ đổ dồn về Bát Tràng, chứ ít ai biết mà đi thêm 1 km nữa để đến với tổ nghề gốm cổ Kim Lan. Kim Lan bị mai một và dần bị lãng quên là như vậy" - ông Nguyễn Đức Trí giải thích.

từ khoảng năm 1977s, một số hộ ở Kim Lan bắt đầu “đỏ lò” sản xuất bát, đĩa,chậu cây cảnh,chum sành, ... Dần dần, Kim Lan có thêm nhiều hộ làm gốm. Cứ thế, làng gốm được hồi sinh. Đến năm 1990, ở Kim Lan, nhà nào cũng có từ 1 đến 2 lò nung gốm, tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân. Có giai đoạn, gốm Kim Lan không đủ “cung” cho thị trường...

 

Sau hơn 40 năm nỗ lực gìn giữ, phát triển nghề, Kim Lan nay đã có thêm nhiều thế hệ nghệ nhân làm gốm. Do quy mô ngày càng lớn, tháng 7-2014, Hội Gốm sứ Kim Lan được thành lập với hơn 50 hội viên, nay đã phát triển lên hơn 170 hội viên. Anh Đào Việt Bình, Chủ tịch Hội Gốm sứ Kim Lan hồ hởi khoe: “Hiện Kim Lan có gần 300 hộ đầu tư lò sản xuất gốm. Sản phẩm gốm ở Kim Lan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng hiện cung không đủ cầu. Khách muốn đặt mua dù chỉ 1 container hàng, cũng phải báo trước ít nhất 10 ngày…”.


Cũng theo anh Bình, gốm Kim Lan chủ yếu là những mặt hàng dân dụng, như: Gạch, ngói (lợp mái đình, chùa, trang trí nhà theo kiểu cổ), đồ thờ cúng (bát hương, lọ hoa, mâm bồng, kỷ chén…), chum, vại, bình hoa… Gốm Kim Lan gần gũi với mọi gia đình, phục vụ được nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng.


Hiện, ở Kim Lan còn có một số hộ làm hàng thủ công, cho thu nhập rất cao. Đưa chúng tôi tới xưởng sản xuất gốm của gia đình anh Phạm Văn Nguyên ở thôn 3 - một trong số những thợ gốm trẻ tuổi, anh Bình hào hứng: Ở Kim Lan, số hộ sản xuất gốm vuốt tay thủ công rất ít, bởi đó là hàng cao cấp, đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian; sản phẩm không đại trà, không năng suất. Dù vậy, vẫn luôn có những người thợ “đắm đuối” với nghề gốm thủ công. Chỉ từ cục đất thô kệch, qua bàn tay thợ tài hoa, sẽ trở thành những sản phẩm đẹp, độc, lạ... “Người thợ phải rất yêu nghề, đam mê sáng tạo cùng sự kiên trì, nhẫn nại mới làm ra được những sản phẩm gốm vuốt tay ưng ý mình, ưa mắt người.


Bởi để có một sản phẩm gốm “ra lò”, người thợ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là khi sản phẩm không đạt ý muốn: Chỉ cần nguyên liệu đất không tốt thì sản phẩm có thể nứt, vỡ, méo mó... hoặc nếu người thợ không có sự tính toán kỹ về chiều cao, chiều ngang, độ uốn, thì khi nung lửa, độ co ngót sẽ làm cho sản phẩm bị biến dạng... Vậy nên, sản phẩm gốm vuốt tay với hoa văn do thợ vẽ trực tiếp có giá trị cao gấp từ 4 lần đến 8 lần so với sản phẩm làm bằng máy” - anh Nguyên tâm sự. Hiện, xưởng gốm của gia đình anh thu hút 15-20 lao động với thu nhập từ 7 đến 15 triệu đồng/người/tháng; riêng thợ kỹ thuật tay nghề cao có thu nhập tới 25-30 triệu đồng/người/tháng.

*Trong những năm dịch bệnh,làng chúng tôi cũng có khoảng thời gian nghỉ ngơi và xây dựng một ngôi chợ gốm sứ khang trang hơn,nếu đến đây các bạn thao hồ mua sắm các sản phẩm gốm sứ.

Có bao nhiêu hộ sản xuất?

Hiện cả làng có 430 hộ dân thì có 45 hộ làm gốm và 385 hộ làm đồ sứ. chủ yếu sản xuất chậu cây cảnh,đôn sứ,lọ hoa,vại dưa,bát hương,gốm sứ xây dựng....

Làng gốm Kim Lan là nơi sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ đa dạng và phong phú, từ các loại đồ dùng gia đình như bát đĩa, chén tô đến các sản phẩm trang trí như chậu cây cảnh, lọ hoa, đèn lồng. Những sản phẩm này có tính ứng dụng cao, đem lại sự sang trọng và tinh tế cho không gian sống của mỗi gia đình. Ngoài ra, các sản phẩm gốm sứ của Kim Lan còn là món quà ý nghĩa để tặng người thân và bạn bè trong các dịp lễ tết.

Sản xuất những sản phẩm nào?


Chậu cây cảnh:
Chậu cây cảnh là một trong những sản phẩm đặc trưng của Làng gốm cổ Kim Lan. Chậu được làm từ đất sét, được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao để tạo ra độ cứng và độ bền cao. Chậu có nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau, từ nhỏ cho đến to, từ đơn giản cho đến phức tạp. Chậu cây cảnh được ưa chuộng bởi vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ của nó, và được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất và cảnh quan.

Chậu cây cảnh đu đủ men nổ đủ màu

Chậu cây cảnh Kim Lan Hà Nội

Đôn sứ:


Đôn sứ là một sản phẩm gốm sứ truyền thống của Làng gốm cổ Kim Lan. Được làm từ đất sét, đôn sứ có hình dáng thấp, rộng, thường được dùng để đặt bàn, ghế, giường hay trang trí trong nhà. Với đặc tính chống chịu được trọng lực và khả năng chịu lực tốt, đôn sứ được sử dụng rộng rãi trong nội thất và trang trí ngoại thất.

đốn-sứ-để-chậu-cây-cảnh

Đôn sứ kê chậu cây Kim Lan Hà Nội

Chum ngâm rượu:


Chum ngâm rượu là một sản phẩm đặc trưng của Làng gốm cổ Kim Lan. Chum được làm từ đất sét, được tạo hình và nung ở nhiệt độ cao để tạo ra độ cứng và độ bền cao. Chum có nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau, từ nhỏ cho đến to, từ đơn giản cho đến phức tạp. Chum thường được sử dụng để ngâm rượu truyền thống và có giá trị thẩm mỹ cao.

chum-ngam-ruou-kim-lan-ha-noi

Chum sành ngâm rượu Kim Lan Hà Nội

Lọ hoa:


Lọ hoa là một sản phẩm trang trí nội thất bằng gốm sứ của Làng gốm cổ Kim Lan. Lọ hoa có nhiều kích thước, kiểu dáng và màu sắc khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp. Lọ hoa được sử dụng để chứa hoa trang trí nội thất, tạo điểm nhấn và giá trị thẩm mỹ cao.

Những sản phẩm truyền thống này không chỉ mang tính chất vật chất mà còn thể hiện tài năng, trí tuệ.

Nếu bạn đến với làng gốm Kim Lan, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị như tự tay tạo hình cho các sản phẩm gốm sứ, tham gia các lớp học gốm để

2 LỊCH SỬ TÊN GỌI LÀNG GỐM KIM LAN QUA CÁC THỜI KỲ.

Bản đồ Làng gốm Kim Lan năm 1941

Theo lưu truyền dân gian trong vùng, người Việt cổ đã tụ cư ở Kim Lan từ xa xưa. Thời Hùng Vương thứ 18, công chúa Tiên Dung có lần từ kinh đô theo sông Hồng qua địa phận làng Kim Lan, thấy nơi đây sơn thuỷ hữu tình cảnh đẹp khác thường, đã dừng lại nghỉ ngơi trước khi về làng Chử Xá gặp Chử Đồng Tử. Năm 40 sau công nguyên, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, một cánh quân của Hai Bà Trưng từ Luy Lâu qua các làng : Giống Bạc đến làng Phụng Công (nay đều thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên) Kim Lan rồi vượt sông Hồng sang Long Biên tiếp tục truy quét quân thù.

Truyền thuyết về việc người Việt cổ cư trú từ rất sớm tại dải đất ven sông Hổng được minh chứng thêm bằng nhiều tư liệu khảo cổ học. Dọc theo bờ sông Hồng của địa phận Kim Lan, từ Hàm Rồng đến Cạnh Triển, dân làng đã tìm thấy nhiều hiện vật gốm cổ. Đầu năm 2001, Viện khảo cổ học Việt Nam đã khai quật khu đi chỉ gốm sứ Kim Lan. Với những di vật phong phú thu được trong đợi khai quật, các nhà khoa học cho rằng, Kim Lan là một làng cổ có từ 1000 đến 2000 năm tuổi.

Dưới thời Bắc thuộc, Kim Lan liên tục có các lớp cư dân sinh sống. Theo thần phả do Hàn Lâm viện, Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn hiện còn lưu lại tại đình làng thì vào các đời vua Lý Tông nhà Đường, niên hiệu Hàm Thông thứ 6 ( năm 866), Cao Biền là Đo Hộ tướng quân được cử sang cai trị Việt Nam. Là một đạo sĩ thạo thiên văn địa lý, chuyên yểm bùa để mê hoặc lòng người, Cao Biền thường đi các nơi ngắm cảnh núi sông.

Một lần qua đạo Kinh Bắc, phủ Thuận An, đến địa phận xã Kim Lan thấy địa mạch nơi đây sơn thuỷ hữu tình, hình thế như ngọc kỷ, nhà nhà phú túc, bèn lưu lại, Cao Biển đã sai Trạc Lính và Chử Việt lập doanh trại " khuyến dạy nghề nông tang, hưng sự tiện, trừ sự hại, hun đúc phong tục" sau Cao Biền về đất Bắc, dân làng Kim Lan tạc tượng và lập miếu thờ ( Cao Biền ở Miếu cả, Trạc Kinh ở miếu Thượng, Chử Việt ở Miếu Triền).

Làng Kim Lan từ xưa có tục cấm trẻ em thả diều như là một minh chứng cho sự kiện này và cho sự trùng hợp giữa cốt lõi lịch sử và phong tục tín ngưỡng Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần các vị khai sáng hộ quốc cứu dân, đều được phong là " Huyết thực phúc thần". Nhiều lọ đựng tiền chinh có niên hiệu Khai Nguyên (712), Thái Bình ( 970), Thiên Phúc (984) cùng nhiều đồ gốm có niên đại từ thế kỷ VII - X đến thế kỷ XV -XVIII khẳng định tính liên tục đó của làng.

Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Nhị Hà, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi Kim Lan chưa biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng trong bản thần tích vị thần làng do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1472 có ghi: “Xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, đạo Kinh Bắc”.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, theo Đinh Xuân Vịnh, tác giả sách So tay địa danh Việt Nam, dưới triều Nguyễn, do kiêng huý tên gọi chúa Nguyễn Phúc Lan, Kim Lan mới đổi gọi Kim Quan. Qua các dấu tích còn lại, có thể đoán định, tên xã Kim Lan đổi gọi Kim Quan diễn ra khoảng trước năm 1870, vì theo các chữ Hán ghi trên quả chuông tại ngôi chùa làng đúc năm 1797 ghi: “Kinh Bắc xứ, Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Kim Lan xã” và chiếc khánh đồng của chùa đúc năm Tân Dậu 1861, cũng ghi tên xã là Kim Lan, đến năm Canh Ngọ niên hiệu Tự Đức 24 (1871) ghi là Kim Quan.

Sách Tên làng tên xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX cho biết, vào thời cuối triều Lê đầu triều Nguyễn, Kim Lan

là một xã độc lập thuộc tổng Đông Dư, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (năm Minh Mệnh thứ 3-1822, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh, năm Minh Mệnh 12-1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh).

Năm 1912, huyện Gia Lâm từ phủ Thuận Thành (Thuận An) cũ được cắt về phủ Từ Sơn).

Năm 1948, sáp nhập 3 xã Kim Quan, Bát Tràng, Giang Cao thành một xã lấy tên là xã Quang Minh, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 2-1949, huyện Gia Lâm cắt về tỉnh Hưng Yên; tháng 11-1949 lại cắt trả về Bắc Ninh.

Năm 1958, sau khi đào sông Bắc Hưng Hải, thôn Kim Quan nằm ở phía Nam, còn hai làng Bát Tràng và Giang Cao nằm ở phía Bắc của sông. Để tiện sinh hoạt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 301-NĐ-CQTT, tách thôn Kim Lan từ xã Quang Minh để thành lập xã riêng.

Lúc này, do không còn lệ kiêng huý, Kim Lan lại trở về với tên gọi có từ xa xưa là xã Kim Lan, thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 20-4-1961, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II kỳ họp thứ 2 phê chuẩn Nghị quyết của Chính phủ về việc mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội lần thứ nhất, xã Kim Lan cùng 14 xã của huyện Gia Lâm được nhập về Hà Nội.

Xã Kim Lan ngày nay có diện tích 2,92 km, chạy từ phía Bắc giáp sông Bắc Hưng Hải đến phía Nam là bến đò Văn Đức dài khoảng 1596m; bề ngang tại điểm phía Bắc từ đê Xuân Quan ra đến bờ sông Hồng là 348m; bề ngang phía cuối làng giáp đường 179 từ Bờ Đó ra đến sông Hồng là 684m. Phía Đông giáp xã Xuân Quan (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên); phía Tây là sông Hồng; bên kia sông là thôn Thuý Lĩnh, trước đây thuộc xã Lĩnh Nam, huyện Thanh Trì; từ 1-1-2004 thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai.

Kim Lan nằm giữa một vùng đất cổ. Sách Đại Nam nhất thống chí, mục Tỉnh Bắc Ninh chép, ở xã Xuân Lũng (sau đổi Xuân Lan), huyện Gia Lâm có miếu Triệu Vũ Đế. Vũ Đế tên huý là Đà, người huyện Chân Định (ở Trung Quốc). Đời Tần, Triệu Đà làm lệnh ở Long Châu, sau làm Úy ở Nam Hải; nhà Hán phong làm Nam Việt Vương, sau tự xưng hoàng đế. Khi đi tuần du đến đây, đỗ thuyền ở bến phía Đông Nam, bỗng có rồng vàng xuất hiện, nhân đấy dựng hành cung gọi là điện Long Hưng. Sau khi mất, dân địa phương dựng đền thờ. Hiện nay, trước đình Xuân Quan có treo bức hoành phi khắc ba chữ này. Phía Nam Kim Lan, qua làng Trung Quan là làng Chử Xá, tên Nôm là Kẻ Sứa. Hơn 20 thế kỷ trước, tại bến Chử Xá đã diễn ra chuyện tình Chử Đồng Tử và Tiên Dung vào cuối đời Hùng Vương. Ghi lại tích xưa, hiện Chử Xá còn lăng mộ Chử Cù Vân, thân sinh Chử Đồng Tử.

Trong lịch sử hình thành vùng đất hai bờ sông Hồng, người ta thấy có 5 làng Lan cả thảy. Đó là làng Tiểu Lan Châu, Đại Lan Châu, Trung Quan Châu, Xuân Lan và Kim Lan. Ba làng Lan có chữ “châu được hình thành do sự bồi trúc của phù sa sông Hồng Hà. Mỗi khi sông thay đổi dòng chảy, đất các làng này bị lở, nên dân phải di sang sống tại bãi bồi đối diện ở bờ bên kia.

Xem bản đồ thời Hồng Đức (1470-1497), từ làng Kim Lan xuôi về phía hạ lưu, người ta thấy có một bãi bồi khá lớn. Tại đó có hai làng Tiểu Lan Châu và Đại Lan Châu, liền phía dưới là Cao Biền Nhuệ. Vào cuối đời Lê, sau mấy cuộc đổi dời, làng Tiểu Lan Châu, do lở chạy vào sát đê hữu ngạn sông Nhị nên dần ổn định và định cư lâu dài ở bờ Nam. Cũng vào thời gian này, Tiểu Lan Châu đổi gọi Yên Mỹ Châu, còn làng Đại Lan Châu, vào đời Lê mạt (1782), đất bờ Nam bị lở phải di sang bờ Bắc, nhập vào cộng đồng 4 làng Lan còn lại. Bản đồ làng Đại Quan Châu vẽ năm 1861 cho thấy hai làng Trung Quan Châu và Đại Quan Châu nằm song song. Làng Đại Quan Châu nằm ở phía ngoài, giáp sông. Tại phía Bắc là đất của làng Kim Quan (ở phía ngoài bến đò Văn Đức bây giờ).

Năm 1874, đất Đại Quan Châu lại bị lở, dân làng lại phải di sang bờ Nam, nhưng hằng ngày người dân vẫn đi thuyền sang bờ Bắc làm ruộng. Từ năm 1955, do đi lại phiền phức, người Đại Lan mới không đi sang bờ Bắc làm ruộng nữa. Còn làng Trung Quan, phả họ Ngô ở làng Đại Lan có ghi, làng Trung Lan vốn tách từ làng Đại Lan ra. Các chữ Hán ghi trên một sản phẩm gốm hiện lưu tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam, có ghi tên địa danh Trung Lan.

Cuối thế kỷ XIX, vì kiêng huý thủy tổ nhà Nguyễn mới đổi Lan thành Quan, và từ đó đến nay vẫn giữ tên gọi này. Hiện nay, Trung Quan là một thôn của xã Văn Đức, 09 huyện Gia Lâm, Hà Nội.


Người xưa, khi sắp xếp đơn vị hành chính, thường dựa vào đặc điểm một vùng đất mà đặt tên gọi cho làng. Làng có chữ châu là nằm ở ven sông. Dưới triều Nguyễn, trên xã có thêm đơn vị tổng, rồi mới đến huyện, phủ, tỉnh. Liền kề với Kim Lan là tổng Đại Quan Châu, bấy giờ thuộc huyện Văn Giang, gồm các xã Đại Quan Châu, Chử Xá Châu, Trung Quan Châu và Sơn Hồ Châu; còn làng Kim Quan, thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm.

Đọc đến đây, chắc có bạn sẽ đặt câu hỏi, vì sao làng Kim Lan xưa và nay đều nằm sát bờ sông, được hưởng su bồi trúc của dòng sông Cái mà không có chữ châu ở cuối, và lại gắn với các làng cổ ở phía trong đê là vì sao?

Theo khảo cứu của nhà khảo học Nhật Bản Nishimura Masanari và truyền thuyết ở địa phương thì con đê sông Hồng ở bờ Bắc trước đây nằm ở phía ngoài làng Kim Lan. Nhưng sau đó, do sông thay đổi dòng chảy, vào thế kỷ XVIII, đất bị lở, đê phải đắp vào vị trí hiện nay. Năm 2003, nhân một lần nước cạn, Nishimura Masanari phát hiện ở phía trên bến đò Kim Lan hiện nay độ 100m có nhiều cây gỗ còn cả vỏ, thân đục các lỗ để lắp xà ngang, chân đóng chéo ra phía sông, bên trên có xà chống chéo vào bờ sông chịu lực.

Phía trong các cây gỗ được rải một lớp phên nửa và chèn đất sét xanh (người địa phương còn gọi là đất thó) để chống xói lở. Đất sét dày thành lớp, trước đây người Kim Lan còn lấy đất sét ở đây về làm vỏ lò. Qua khảo sát, người ta đoán rằng, đây có thể là một thứ kè để chống xói lở cho đê. Tại Nhật Bản thời trước cũng làm như vậy. Một cụ kê lại, bấy giờ có quan huyện đi cắm mốc đắp đoạn đê mới vào khu vực xóm Đường Cái bây giờ. Theo hướng đi của con đê mới thì đất ruộng và một phần nhà dân của Kim Lan sẽ bị mất. Để tránh “họa” này, cụ tổng Ba Phướn, lúc đó đương làm Chánh tổng Đông Dư, là người có quyền lực, tìm cách làm thân với quan. Lần đó, quan cùng các tùy thuộc đi cắm mốc đến làng thì trời đã tối.

Cụ Ba Phướn mời quan ở lại qua đêm và tiếp đón hết sức chu đáo. Sau khi đã “cơm no rượu say”, quan huyện và lính lệ đã ngủ thì cụ Tổng Ba mới sai tuần định đốt một đống lửa ở phía trước mặt để lấy đó làm chuẩn mà cắm các cọc mốc. Đoạn đê mới dài hơn 1km, chạy thẳng từ đất phía Bắc làng Kim Lan (cống Bắc-Hưng-Hải) đến đường cụ Quýnh (dốc đường 179 ngày nay), phân đất làng Xuân Quan ra làm hai, ngoài bãi và trong đồng.

Chính do làng Kim Lan nằm ở vùng đất cựu phía trong đê nên xã Kim Lan mới thuộc tổng Đông Dư gồm các làng cổ. Điều này còn được chứng minh đất làng Kim Lan, ở độ sâu 3m trở xuống, được hình thành từ xa xưa là loại đất thịt (còn gọi là đất sỏi ruồi), có những hòn tựa như những sỏi nhỏ, nhân vàng rất rắn, người xưa dùng làm men gốm. Sau khi không còn đê, hằng năm đất Kim Lan bị ngập trong nước lũ hai ba tháng. Mặt ruộng được phù sa bồi trúc và theo thời gian, đất làng cao dần.

Theo tổng kết của Tiến sỹ Ngô Thế Phong, Viện Khảo cổ học Việt Nam thì trong khoảng 200 năm trở lại đây, đất Kim Lan cao thêm 2m, rất tiện cho việc gieo trồng hoa màu như ngô, khoai, rau, đậu.

Cùng với tên chữ là Kim Lan (bông hoa lan vàng), trong nhiều thế kỷ trước, người dân trong vùng chỉ gọi nôm na Kim Lan là làng Sươn. Các triều Trần-Lê, tên Nôm ngắn gọn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, chỉ có chiếu chỉ của triều đình; các văn tự bán mua trong dân, người ta mới sử dụng tên chữ của làng.

Về tên Nôm của làng Kim Lan, trước đây đã có nhiều người tìm hiểu và giải nghĩa, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được cách giải thích có sức thuyết phục. Gần đây, ông Nguyễn Việt Hồng, người làng Kim Lan, là người am hiểu chữ Hán, có nếu chữ Sươn là do đọc chệch chữ “Xương” mà thành. Theo ông, trên quả chuông hiện treo tại gác chuông chùa Cả (tên chữ Linh Ứng tự), đúc năm 1797, thân chuông khắc bài minh có bốn chữ “khánh lưu xương ấp”.

Tự điển Hán Việt của cư sĩ Thiều Chửu, nêu các chữ Xương, trong đó có chữ “Xương hạp”. Chữ xương (1) gồm có bộ môn, bên trong có chữ xương nghĩa là thịnh. Chữ xương này có nghĩa là: “Cửa trời, cửa chính trong cung”. Có thể coi đây chỉ là một cách giải thích chữ “Sươn” mà thôi.

1 CAO BIỀN YỂM QUÂN Xem chi tiết

2 TỤC KIÊNG THẢ DIỀU Ở LÀNG GỐM KIM LAN Xem chi tiết

3 Tên Gọi Của Làng Gốm Kim Lan Qua Các thời Kỳ Xem chi tiết

4 Cụ Hàn Quýnh [Cửu Quýnh] | Đường Cụ Quýnh | Kè Cụ Quýnh Xem chi tiết

5 Người Bán Xăng,Dầu,Mắm Rong Ở Làng Gốm Kim Lan Xem chi tiết

6 Kim Lan Church More detail

7 [Bài Hát ru] Làng Cổ Quê Tôi Của Cụ Nguyễn Việt Hồng Xem chi tiết

8 Nhà Thờ Họ Đạo [Giáo Họ] Kim Lan Xem chi tiết

9 Bảo tàng Cộng Đồng: Tiếng Vọng Kim Lan Xem chi tiết

10 Làng gốm Kim Lan có bảo tàng Xem chi tiết

11 Nisimura masanari - người góp phần đánh thức đất Kim Lan Xem chi tiết

12 Câu Chuyện về Các Cụ Trong Nhóm :“Tìm Lại Cội Nguồn Của Làng” Xem chi tiết 

13 Ai là ông tổ nghề gốm ở làng gốm cổ Kim Lan Hà Nội Xem chi tiết

14 Làng Gốm Kim Lan Và Các Điểm Du Lịch Nhất Định Phải Đi Xem chi tiết 

15 BẢO TÀNG GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI Xem chi tiết 

16 Ý NGHĨA CỦA LOGO GỐM SỨ KIM LAN HÀ NỘI Xem chi tiết

17 LÀNG GỐM CỔ KIM LAN XƯA VÀ NAY Xem chi tiết

18 Miếu Thượng | Miếu Triền Xem chi tiết 

19 Miếu Bản Kim Lan | Kiến Trúc Miếu Bản Xem chi tiết 

20 Miếu Cả Kim Lan Xem chi tiết 

21 Đình Làng Gốm Cổ Kim Lan Xem chi tiết 

22 Chùa Âm Hồn | Chùa Tân Xem chi tiết

23 Chùa Cả - Làng Gốm Cổ Kim Lan Xem chi tiết

24 Top 12 làng gốm cổ và nổi tiếng nhất Việt Nam Xem chi tiết

Làm việc: 08h:00 - 21:00 T2 - CN

  • zalo
  • Facebook
  • YouTube
  • TikTok
  • Instagram
  • Pinterest

Địa chỉ: Số 05,Ngõ 169, Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: Ms Huong 0962.334.368 (Zalo)

Mr Phong 0977.373.386 (Whatsapp)

KINH ĐÔ GỐM SỨ GIA DỤNG

logo-gốm-sứ-kim-lan-hà-nội
English
Tiếng Việt
đánh giá trung bình là 3 /5, dựa trên 150 bình chọn
bottom of page